Vào ngày 23/9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu về các vấn đề Trung Quốc tại Quốc hội tiểu bang Wisconsin, để nhắc nhở các chính quyền địa phương của Hoa Kỳ cảnh giác với sự quấy nhiễu và can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông cũng tiết lộ rằng ĐCSTQ đã từng quấy nhiễu và phá hoại chương trình nghị sự lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công của tiểu bang California.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong một bài phát biểu trước Quốc hội tiểu bang Wisconsin hôm thứ Tư (23/9) đã cảnh báo rằng, thế lực ĐCSTQ đang cố gắng xâm nhập vào các chính quyền địa phương để gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ. Ông chỉ ra rằng, sức ảnh hưởng của ĐCSTQ về cơ bản là khác với ảnh hưởng của các nước khác và thậm chí còn thâm độc đáng sợ hơn, ĐCSTQ và các đại diện của nó muốn người Mỹ tiếp nhận quyền lực kiểu mẫu của Bắc Kinh.
Pompeo trích dẫn ví dụ, hoạt động thường thấy của ĐCSTQ là buộc chính quyền tiểu bang không giao dịch hoặc tiếp xúc với Đài Loan. Ngoài ra, ông cũng tiết lộ rằng ĐCSTQ đã quấy nhiễu và phá hoại chương trình nghị sự lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công của tiểu bang California.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng: “Vào năm 2017, một thượng nghị sĩ California đã đề xuất một chương trình nghị sự để bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là một chương trình nghị sự trên danh nghĩa tu từ của ngôn ngữ. Những người (học viên Pháp Luân Công) mà Thượng nghị sĩ đề xuất trong chương trình nghị sự này dưới sự đàn áp tự do tôn giáo của ĐCSTQ, cũng như nhiều người khác, họ đã phải chịu đựng những khổ nạn cực kỳ lớn”.
Diệp Khoa (Ye Ke), một tiến sĩ về chính sách công tại Đại học Nam California hồi tưởng lại, lúc đó là kỷ niệm 18 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Diệp Khoa nói rằng: “Thượng nghị sĩ Joel Anderson của khu vực bầu cử thứ 38 California đã chính thức đề xuất chương trình nghị sự Liên hợp Thượng viện số 10 (SJR-10), sau đó ông khen ngợi các học viên Pháp Luân Công đã phản bức hại một cách ôn hòa và lý tính trong suốt 18 năm qua, đồng thời lên án tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Khoảng một tháng sau khi (chương trình nghị sự) được đề xuất, nó đã được Ủy ban Tư pháp thông qua một cách suôn sẻ, sau đó thì chờ tất cả các thượng nghị sĩ bỏ phiếu”.
Pompeo cho biết, sau đó, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco đã gửi thư đến Thượng viện California để bôi nhọ Pháp Luân Công, đồng thời đe dọa rằng chương trình nghị sự này sẽ phá hoại nghiêm trọng sự hợp tác giữa Trung Quốc và California, làm mất đi tình cảm của người Trung Quốc đối với California.
Pompeo nói rằng: “Thật không may, Thượng viện California đã không chịu nổi áp lực từ phía ĐCSTQ mà gác lại dự thảo được đề xuất. Đây chỉ là một ví dụ”.
Diệp Khoa nói: “Bạn có thể thấy các phương pháp hoạt động nhất quán của ĐCSTQ. Đầu tiên, cuộc bức hại Pháp Luân Công của nó hoàn toàn dựa trên lời dối trá. Sau đó, nó còn sử dụng những thủ pháp tương tự để phỉ báng Pháp Luân Công ở hải ngoại. Trên thực tế, tất cả những thứ này đều không ai tin cả, nhưng ĐCSTQ vẫn một mực làm như vậy. Hơn nữa nó luôn cho mình là đại biểu của người dân Trung Quốc. Thực tế, điều này giống như những gì Ngoại trưởng Pompeo đã nói, đó là một trong những lời nói dối lớn nhất của ĐCSTQ, chính là tự xưng ĐCSTQ đại biểu cho 1,4 tỷ người (Trung Quốc)”.
Pompeo một lần nữa nhấn mạnh trong bài phát biểu này rằng, ĐCSTQ và những người Trung Quốc mong muốn được sống trong hòa bình, thịnh vượng và tự do kia là có sự khác biệt.
Vào một ngày trước bài phát biểu này, Pompeo khi được phỏng vấn tại “Hội nghị thượng đỉnh về giá trị quan cử tri” cũng lên án ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và phá hoại tự do tôn giáo. Ông hy vọng người Trung Quốc sẽ có tự do tín ngưỡng tôn giáo và nhân quyền, đồng thời bày tỏ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực, vì đây là điều đúng đắn mà Hoa Kỳ phải làm.
Vào ngày 20/9, Pompeo trong một bài phát biểu tại một nhà thờ ở Plano, Texas cũng đã nói rằng, tín ngưỡng vào Thần nên được phổ biến rộng rãi, đồng thời ông cũng lên án ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ đã phát động cuộc đàn áp lên các quần thể tín ngưỡng, đồng thời nói, “lần đầu tiên trong mấy thập niên qua, Hoa Kỳ đã đối đãi với vấn đề này một cách rất nghiêm túc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump”.
Ngày 22/9, Tổng thống Trump cũng nói về việc thúc đẩy tự do tôn giáo trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 75.
Sau khi dịch Vũ Hán lan rộng trên toàn thế giới, thái độ của chính quyền Trump đối với ĐCSTQ đã trở nên cứng rắn hơn. Các chính quyền địa phương ở Mỹ cũng chống lại áp lực từ ĐCSTQ.
Ví dụ như, Roger Roth – chủ tịch thượng viện tiểu bang Wisconsin, khi nhận được tin nhắn riêng từ Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Chicago vào tháng 2 và tháng 3, yêu cầu ông trình lên quốc hội chương trình nghị sự nhằm tán dương cuộc chiến kháng dịch của ĐCSTQ, nhưng ông đã trực tiếp dùng từ “khuyết tật não” để hồi đáp lại quan chức của ĐCSTQ, đồng thời soạn thảo một nghị quyết khác để hỗ trợ người dân Trung Quốc và lên án sự lừa dối và che giấu của ĐCSTQ về dịch bệnh.
Minh Huy (Theo NTDTV)