Tinh Hoa

Manh mối MH370 từ các dòng hải lưu và loài hàu

(PLO) – Các nhà Hải dưỡng học mới đây cho biết, những dòng hải lưu xoáy và mạnh quanh nam Ấn Độ Dương có thể đã đưa mảnh vỡ của chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines hàng ngàn cây số từ nơi nó bị rơi đến đảo La Reunion.

Cơ quan điều tra tai nạn máy bay của Pháp đang nghiên cứu một phần của mảnh vỡ máy bay mà được tìm thấy trên đảo La Reunion, ngoài khơi bờ biển Madagascar, để xác định liệu nó có phải là một phần mảnh vỡ của chuyến bay MH370 hay không. MH370 đã biến mất không một dấu vết cách đây 16 tháng, trên đó chở 239 hành khách và phi hành đoàn.

Nếu được xác nhận là một phần của mảnh vỡ chiếc máy bay Boeing 777 (chuyến bay MH370), các chuyên gia sẽ cố gắng để phỏng đoán “đường đi” của nó, từ đó lần theo dấu vết để đến “điểm xuất phát” nơi mảnh vỡ bắt đầu trôi.

Mảnh vỡ trên Ấn Độ Dương đã thêm một lần nữa thắp lên hy vọng tìm thấy tung tích của chuyến bay Mh370

“Mảnh vỡ ở trong nước, nếu nó là MH370, thì trong hơn một năm tính từ thời điểm mất tích nó có thể đã trôi dạt và di chuyển rất xa, do vậy nó sẽ không có ích trong việc tìm ra chính xác nơi mà chiếc máy bay đã rơi”, Phó Thủ tướng Úc Warren Truss nói các phóng viên.

“Chắc chắn sẽ đòi hỏi một cuộc tìm kiếm khu vực thì mới có thể phát hiện đúng nơi”, ông nói thêm.
Được biết trước đây, Úc đã dẫn đầu một cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 kể từ khi một số phân tích từ vệ tinh mờ nhạt đưa các nhà điều tra kết luận rằng nó đã bị rơi trong một khu vực bị bão ở Nam Ấn Độ Dương, khoảng 2.000 km về phía tây nam của Perth.
Mô hình dòng hải lưu

Mô hình của các dòng hải lưu thích hợp cho việc khám phá mảnh vỡ trong vùng nhiệt đới, khoảng 3.700 km về phía tây bắc, các chuyên gia hải dương học cho biết.

Dòng hải lưu theo miêu tả của các chuyên gia chính là đường đi của mảnh vỡ (ảnh: SMH)

Một dòng hải lưu rất lớn, ngược chiều kim đồng hồ, được gọi là một “vòng xoáy”, sẽ đi qua một khu vực 70,5 triệu km vuông của Nam Ấn Độ Dương, chạy về phía đông dọc theo vùng biển phía Nam gần Nam Cực, lên bờ biển phía tây của Úc rồi về phía tây dưới đường xích đạo hướng đến Reunion và Madagascar, trước khi trở lại phía nam.

“Kết quả mô hình mà chúng tôi đã làm hồi năm ngoái dự đoán rằng trong vòng 18 đến 24 tháng sau vụ tai nạn, có thể mảnh vỡ sẽ dừng trong khu vực đó (tức Reunion và Madagascar)”, Charitha Pattiaratchi, Giáo sư Hải dương học Bờ biển tại Đại học Western Australia cho biết.
Điểm xuất phát của mảnh vỡ “chắc chắn sẽ là Nam bán cầu, nó sẽ ở phía đông, nhưng sẽ hoàn toàn không biết được khu vực tìm kiếm vật lý tại thời điểm đó”, ông nói thêm.
Phương pháp tìm kiếm vật lý đó, nửa chặn đường đến khi hoàn thành, bao gồm khu vực 120.000 km vuông đáy biển
Mô hình của Pattiaratchi cho thấy mảnh vỡ có thể trôi dạt về phía tây Madagascar trong vòng 2 năm, nhưng cũng có thể về phía đông Tasmania hoặc xa hơn nữa.
Các manh mối từ loài hàu

Dave Gallo, người cũng đã từng tìm kiếm chuyến bay 447 của Air France rơi ở Đại Tây Dương vào năm 2009, cảnh báo rằng việc lần ra dấu vết “đường đi” của mảnh vỡ thông qua các mô hình hải lưu có thể đưa các nhà điều tra đến sự lạc hướng. Việc lần lại “đường trôi” từ mảnh vỡ mà được tìm thấy chỉ năm ngày sau vụ tai nạn Air France đã không có sự tiến triển, ông nói.

Các khu vực mà trước đây Úc đã tìm kiếm (ảnh: mynewshub)

“Chúng tôi đã dành hai tháng ở khu vực đó và hoàn toàn không tìm thấy gì. Điều đó mang lại sự mất lòng tin từ ngành công nghiệp”, Gallo, giám đốc các dự án đặc biệt tại Viện Hải dương học Woods Hole cho biết.

Những manh mối xa hơn có thể chưa đến từ những mảnh vỡ này. Các chuyên gia có thể tìm ra tuổi các con hàu bám trên mảnh vỡ, từ đó sẽ đưa ý kiến liệu mảnh vỡ đã ở trong nước bao lâu. Họ thậm chí có thể xác định liệu mảnh vỡ đến từ khu vực vực nào trên đại dương chỉ bằng việc phân tích loài hàu bám trên nó.
Nếu mảnh vỡ được xác nhận là từ MH370, khám phá sẽ là một sự trợ giúp đáng kể cho việc tìm kiếm, giúp loại trừ một số lý thuyết âm mưu kỳ lạ hơn và nâng cao triển vọng tìm thấy nhiều mảnh vỡ hơn trong cùng khu vực.

Bảo Anh

Theo Pháp Luật TP.HCM