Nhắc đến cái tên “Hiền gù” có lẽ không quá xa lạ với nhiều người trong làng chơi cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng bây giờ cái lưng của ông không còn ‘gù’ nữa nó đã dần thẳng lại, đây là một Thần tích giữa đời thực…
30 năm dành tâm huyết cho cây cảnh nghệ thuật
Ông Trần Hiền sinh năm 1963, quê tại Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang. Thời trẻ ông từng công tác trong một Đoàn nghệ thuật của tỉnh Hà Bắc, có chút thành tựu trong nghệ thuật nhưng vì sức khỏe yếu, nên năm 1990 ông xin về quê làm nông nghiệp.
Là người ham đọc sách, ông đã đọc rất nhiều thể loại sách và có kiến thức rộng ở nhiều bộ môn. Bản thân ông là người có năng khiếu về hội họa, phù hợp với nghề cây cảnh nghệ thuật. Sau khi thử làm một số nghề kiếm sống không phù hợp, ông quyết định gắn bó với nghề chơi cây cảnh nghệ thuật. Tính đến nay, ông đã trong nghề 30 năm.
Câu chuyện đặc biệt sau cái tên “Hiền gù”
Ông Hiền có vẻ ngoài phong trần, khoáng đạt; nhưng nhìn dáng đi của ông thì khá bất ngờ: cái lưng hơi còng còng. Ấy vậy mà có người lại bảo: “Lưng của chú Hiền dạo này không thấy gù nhiều nữa rồi”. Khi có ai tò mò về cái lưng gù ấy, ông Hiền kể một câu chuyện dài:
“Ngay từ khi còn đi công tác, cái lưng của tôi đã xuất hiện những cơn đau. Biết là mình mắc căn bệnh giống anh trai, thoái hóa đốt sống lưng. Sau chặng đường dài uống thuốc chữa bệnh, anh tôi nói: ‘tất cả các loại thuốc Tây chẳng có tác dụng gì’. Bệnh tôi ngày càng nặng. Không muốn làm phiền đến cơ quan nơi công tác nên đến năm 1990 tôi quyết định xin nghỉ việc về quê, dẫu sao cũng còn có gia đình và họ hàng.
Thời điểm năm 1991, cái lưng tôi đau nặng, từng đốt sống viêm sưng đau đớn. Nhà nghèo phải bán mấy tạ thóc đi chữa bấm huyệt và điều trị bằng Đông y nhưng không đỡ. Sau thấy có lớp học năng lượng sinh học, có mấy người rủ đi ngồi thiền, mở luân xa, tôi cũng đi học.
Bình thường thì đi tập tễnh, sau thời gian tập luyện thì thấy đi đứng nhẹ hơn. Nhưng chỉ được một thời gian, cơn đau quay lại khiến tôi không đi lại được. 6 tháng chỉ nằm trên giường, ngồi dậy cũng cần có người đỡ, cuộc sống vô cùng bi đát. Có bạn bè đến thăm còn nói: ‘thằng này chắc không sống được’. Ý nghĩ kết thúc sinh mệnh đã xuất hiện trong đầu và tôi cũng đã từng thực hiện nhưng không thành…”
“Mất sức khỏe không phải mất tất cả, mất ý chí mới là mất tất cả”
“Một hôm, một anh bạn thân lặn lội từ Bắc Ninh lên thăm. Anh em nhìn nhau không nói được gì nhiều, trước khi về anh cầm tay tôi nói:
‘Anh chỉ đủ tiền mua được một hộp sữa này. Anh lên thăm chú chỉ để nói: mất sức khỏe không phải mất tất cả, mấy ý chí mới là mất tất cả!’
Ngay ngày hôm sau, tôi nói với gia đình: ‘Từ nay mọi người không ai phải đỡ tôi nữa.’
Từ ngày hôm đó tôi quyết định trở dậy, cắn răng chịu đựng những cơn đau; không ai trong gia đình nghe thấy một lời kêu rên của tôi. Tôi tự đứng dậy, uống thuốc giảm đau và tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau nhiều thì cái dạ dày nó kêu đau. Còn cái lưng của tôi thì dần dần cong xuống.
Trong một lần chở khách lên viện 110 (thời gian này vay mượn mua xe chở khách), một bác sĩ người quen thấy lưng tôi vậy đưa vào chụp phim. Nhìn phim bác sĩ bảo:
‘Thôi hết thuốc chữa rồi, xương đã trắng xóa, các đốt xương đều dính hết vào nhau. Y học cũng bó tay không làm gì được.’
Cuộc sống cứ thế nhọc nhằn trôi đi. Vì tôi đọc nhiều sách về Thần học và Phật Pháp, nên tôi đã hiểu được lý nhân quả, hiểu được những gì tôi đang phải chịu đựng chính là để trả cho những ‘món nợ’ từ nhiều kiếp trước.”
Quy y Tam Bảo
“Sau có người khuyên tôi học lớp ‘Cảm xạ’ của ông Dương Quang Châu. Tới lớp học, tôi chứng kiến cảnh người ta nói thứ tiếng kỳ lạ; rồi hàng tuần lớp học ra công viên đứng quanh gốc cây để thu khí. Có người thực hành bán tịnh cốc hoặc tịnh cốc nhiều ngày…
Sau tôi lại học lớp ‘Nhân điện’, lên cấp thứ 13 (tổng 20 cấp). Ông thầy mời tôi làm giáo viên dạy người ta. Tôi từ chối vì nghĩ chỉ học cho có trải nghiệm chứ cái lưng gù của tôi không nhờ đó mà khỏi được.
Tôi dành nhiều thời gian đọc kinh Phật, nghe băng đĩa các vị tăng ni. Sau đó tôi quy y Tam Bảo, đặt Pháp danh. Năm 2012, tôi dựng một căn nhà gỗ thờ 3 pho tượng Phật, lập bát hương Phật. Tôi ăn chay trường và tụng kinh sớm tối. Tôi còn thành lập một nhóm thiện nguyện vào tận sông Thạch Hãn Quảng Trị và lên nghĩa trang đồi A1 ở Điện Biên để làm lễ cầu siêu cho vong hồn các chiến sĩ.
Ngày đó tôi nghĩ rằng làm như vậy là tạo công đức rất lớn; là một việc rất đáng tự hào vì mình đang làm vì người khác, nhưng thực ra là không phải. Mình vẫn là vì mình thôi. Làm thế để mong truy cầu công đức cho mình, để mong Thần Phật và các vong hồn kia phù hộ cho mình, chứ chưa thực sự là làm với cái tâm vô tư vô ngã…”
Tìm được Pháp chân chính
“Một ngày cuối năm 2014, tôi nhận được tin nhắn của một người anh. ‘Hiền vào Internet đọc cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí nhé, rất hay’. Tôi làm theo. Tôi mở vào bài số 2, phần “Khai thiên mục”. Càng đọc tôi càng thấy ‘Sao mà nói đúng về mình như vậy. Mình luôn có tâm truy cầu mở thiên mục khi thấy nhiều người chia sẻ nhìn thấy ma, thấy người âm…’. Thấy quá hay tôi liền lật lại đọc từ đầu cuốn sách.
Tôi nhớ có một câu ở cuối bài giảng thứ nhất, Sư phụ Lý giảng đại ý rằng có người đi khắp nơi cầu Đạo mà tìm mãi chẳng được, hôm nay Pháp này đã được đặt ngay trước cổng nhà mà vẫn không nhận ra. Thực sự tôi đã chấn động và bừng tỉnh! Thì ra cái điều mà bấy lâu nay tôi vất vả tìm kiếm thì nay đã ở ngay trước mắt. Con đường mình cần phải đi thì nay đã thênh thang trước mặt!!!
Đọc xong cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công), tôi hiểu ra những điều Sư phụ Lý giảng mới đúng là chân lý, đúng là Pháp chân chính. Và tôi đã thực sự bước vào con đường tu luyện Đại Pháp từ đấy.”
Lưng gù từ cong 10 xuống còn cong 3-4
“Lúc ấy, tôi chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân, chưa tập mà đã cảm thấy thân thể thoải mái, dễ chịu. Các cơn đau không thấy xuất hiện. Tôi tin vào sự thần kỳ của Pháp Luân Công và bắt đầu luyện 5 bài công pháp. Quá trình tập này, sức khỏe của tôi thay đổi nhanh chóng. Các bệnh lặt vặt như viêm dạ dày đều khỏi. Còn cái lưng gù thì thấy rõ nó đang mềm ra, không cứng đơ như trước nữa. Độ cong gập cũng thấy giãn ra, tôi có thể dần dần đưa lưng thẳng lại.
Tâm hăm hở nổi lên, tôi suy nghĩ: ‘Cứ đà này thì chỉ 2 năm là lưng gù của mình sẽ thẳng tưng’. Nhưng rốt cuộc nó không thẳng ngay như tôi nghĩ. Tôi chợt ngộ ra mọi thứ phải để thuận tự nhiên. Vậy nên tôi không còn để ý cái lưng đã thẳng hay chưa nữa; bởi đó không phải là mục đích tu luyện.
Tôi chiểu theo Pháp của Sư phụ Lý đề cao tâm tính trong cuộc sống hàng ngày. Giai đoạn đầu tu luyện tôi cũng hiểu sai về Pháp lý tu giữa đời thường. Tôi buông bỏ công việc, chỉ lo tu, nhưng sau điều chỉnh lại, chân chính tu luyện. Thuận theo đó, cái lưng gù đã dần thẳng trở lại lúc nào không hay. Nhiều người thốt lên: ‘Cái lưng gù của anh Hiền dạo này thẳng thế…’”
Sống đúng tâm thái của người tu luyện, khôi phục nghề cây cảnh truyền thống
Đã 7 năm ông Hiền bước trên con đường tu luyện tâm tính giữa đời thường. Nhờ đọc Pháp mà hiểu đạo lý, nhờ mâu thuẫn mà tìm ra nhân tâm.
Trong 7 năm tu luyện đã qua, ông chia sẻ rằng mình đã bỏ được rất nhiều tâm xấu. Ban đầu tu luyện, 2 vợ chồng ông mâu thuẫn gay gắt, kinh tế gặp khó khăn, đủ thứ hiểu sai… Nhưng nhờ nhận ra lỗi tất cả là từ chính mình, ông thay đổi, mọi mâu thuẫn vì thế mà hóa giải. Giờ mọi thứ đều tốt đẹp, vợ chồng hiểu nhau, con cái hết mực tôn trọng, yêu thương…
Hàng ngày, ông dành thời gian chăm sóc cho vườn cây cảnh của mình. Có dịp là ông đăng bài, live stream chia sẻ hiểu biết của mình về cây cảnh nghệ thuật. Nhiều người còn gọi ông là “diễn giả của làng cây”, người có ảnh hưởng tích cực trong làng cây cảnh Việt Nam.
Ông cho biết: nhờ được truyền cảm hứng từ Pháp Luân Đại Pháp mà ông muốn khôi phục văn hóa truyền thống trong nghề cây cảnh nghệ thuật này.
Bạn đọc quan tâm đến câu chuyện của ông Trần Hiền có thể gọi điện cho ông qua số điện thoại 0988 361 321. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/, hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Theo Nguyện Ước