Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông mà Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt lên đặc khu mới đây đã chính thức có hiệu lực. Những điều luật trong đó được ngoại giới đánh giá là chứa đầy những “chi tiết ma quỷ” khiến cả thế giới không thể không phẫn nộ.
Vào giữa đêm 30/6, Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông do ĐCSTQ cưỡng ép lên đặc khu đã chính thức có hiệu lực, với mục đích nhắm vào 4 tội danh bao gồm ly khai, lật đổ chính quyền, hoạt động khủng bố, cấu kết ngoại quốc hoặc các lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. ‘Chi tiết ma quỷ’ trong số đó đã khiến cho cả thế giới phẫn nộ.
Sáng 30/6, Ủy ban Thường vụ đã thông qua Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, theo đó 4 tội danh trên được viết trong Phụ lục III của Luật cơ bản.
Các hình phạt được chia thành nhiều cấp độ theo mức độ nghiêm trọng khác nhau, bao gồm hình phạt 3, 5 và 10 năm tù, và bản án nghiêm khắc nhất là tù chung thân, cũng chính là ‘bỏ tù chung thân’ mà chính quyền Hồng Kông từng đề cập.
Luật này được chia thành 6 chương, với tổng cộng 66 điều, trong đó các điều khoản hàng đầu có nội dung quan trọng sau:
Điều 1. Duy trì an ninh quốc gia, đề phòng, ngăn chặn và trừng trị các tội danh như chia cắt đất nước, lật đổ chính quyền, tổ chức các hoạt động khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài hoặc bên ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Điều 12. Đặc khu hành chính Hồng Kông thành lập Ủy ban an toàn quốc gia, chịu trách nhiệm duy trì các vấn đề an ninh quốc gia của Đặc khu hành chính Hồng Kông, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì an ninh quốc gia, và chấp nhận sự giám sát và sự truy cứu trách nhiệm của Chính phủ Nhân dân Trung ương.
Điều 16: Cục An ninh Quốc gia của Lực lượng Cảnh sát có thể thuê các chuyên gia và kỹ thuật viên có trình độ từ bên ngoài Hồng Kông để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc gia.
Điều 19: Chi phí an ninh quốc gia của Hồng Kông được phân bổ từ nguồn thu chung của chính phủ và không bị hạn chế bởi luật pháp và quy định hiện hành của Hồng Kông, Cục trưởng tài chính nộp báo cáo cho Hội đồng Lập pháp về số tiền và quản lý quỹ hàng năm.
Điều 20: Hành vi chia rẽ đất nước không dựa trên việc sử dụng vũ lực.
Điều 21: Bất kỳ ai kích động, trợ giúp, xúi giục, sử dụng tiền hoặc tài sản khác để hỗ trợ người khác thực thi hành vi phạm tội quy định tại Điều 20 của Luật này sẽ bị coi là phạm tội. Trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; trường hợp ít nghiêm trọng hơn sẽ bị phạt tù dưới 5 năm, tạm giam hoặc quản chế.
Điều 22: Sử dụng các từ ngữ như “lật đổ cơ quan chính quyền” là phạm tội; ngoài ra, tấn công và phá hoại vị trí của chính quyền đặc khu cũng là lật đổ chính quyền nhà nước.
Điều 24: Bạo lực nghiêm trọng đối với người khác, làm nổ, phóng hỏa, phá hoại phương tiện giao thông, quấy rối giao thông, nước, điện, thông tin, đều có thể được coi là hoạt động khủng bố (đe dọa cũng là hoạt động khủng bố).
Điều 29: Các phương pháp bất hợp pháp gây ra sự căm ghét của người dân Hồng Kông đối với chính quyền trung ương hoặc chính quyền Hồng Kông, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, cũng thuộc về sự cấu kết với các thế lực nước ngoài.
Điều 35: Bất cứ ai bị tòa án xét xử phạm tội gây nguy hại đến an ninh quốc gia sẽ bị bãi bỏ tư cách tranh cử vào thành viên quốc hội, hoặc đảm nhận bất kỳ cơ quan công quyền nào, và trở thành thành viên của ủy ban bầu cử.
Điều 36: Bất kỳ ai phạm tội theo luật này tại Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ áp dụng Luật này. Nếu một trong những hành vi hoặc kết quả phạm tội xảy ra ở Đặc khu hành chính Hồng Kông, thì đó được coi là tội phạm ở Đặc khu hành chính Hồng Kông. Luật này cũng được áp dụng đối với các tội phạm theo Luật này trên tàu hoặc máy bay được đăng ký tại Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Điều 37: Luật này sẽ áp dụng cho cư dân thường trú của Đặc khu hành chính Hồng Kông, hoặc công ty, đoàn thể hoặc các tổ chức phi pháp khác được thành lập tại Đặc khu hành chính Hồng Kông, nếu người đó hoặc cơ quan đó phạm tội theo Luật này bên ngoài đặc khu.
Điều 38: Những người không có tư cách thường trú của Đặc khu hành chính Hồng Kông và phạm tội theo Luật này đối với Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ áp dụng Luật này.
Điều 41: Do liên quan đến bí mật quốc gia, không nên tiến hành các phiên điều trần công khai, cấm giới truyền thông và công chúng dự thính hoặc sẽ điều trần một phần.
Điều 43: Với sự chấp thuận của Đặc khu trưởng, cảnh sát có thể chặn các liên lạc và bí mật theo dõi những người bị nghi ngờ có căn cứ vì phạm tội an ninh quốc gia.
Điều 46: Sở tư pháp có thể [cấp giấy chứng nhận rằng vụ án sẽ được xét xử mà] không yêu cầu bồi thẩm đoàn với lý do bí mật quốc gia.
Điều 54: Văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông và Chính phủ Hồng Kông sẽ có biện pháp tăng cường quản lý và phục vụ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Điều 55: Có ba cách để quyết định có thực thi quyền tài phán của Văn phòng An ninh Quốc gia ở Hồng Kông hay không: 1. Vụ án phức tạp, Chính phủ Hồng Kông gặp khó khăn trong việc xét xử, 2. Trường hợp chính phủ Hồng Kông không thể xử lý, 3. An ninh quốc gia có mối đe dọa lớn.
Điều 60: Cơ quan thực thi pháp luật của Văn phòng an ninh quốc gia tại Hồng Kông không thuộc thẩm quyền của chính quyền Hồng Kông. Miễn là có giấy chứng nhận, nó sẽ không bị kiểm tra bởi các nhân viên thực thi pháp luật trong đặc khu khi thực hiện nhiệm vụ của mình, công sở và nhân viên của họ được hưởng các quyền miễn trừ khác.
Đối với vấn đề kỳ hạn truy tố mà các giới quan tâm, dự luật không đề cập đến. Tuy nhiên các nguồn tin cho biết, nếu những người gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia trong 2 năm qua tiếp tục bị nghi ngờ phạm tội sau khi Luật được ban hành, bằng chứng của các nghi phạm trong quá khứ có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho chứng cứ trước tòa.
Dự luật quy định rằng ĐCSTQ có thể thực thi quyền tài phán trong ba tình huống cụ thể, bao gồm các tình huống mà đặc khu không thể thực hiện, không có cách nào thực hiện hoặc gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.
Một số cư dân mạng đã đăng trên Twitter rằng một số quy định của dự luật rõ ràng đã phá vỡ các nguyên tắc của pháp luật hiện hành. Theo khái niệm thông thường của luật pháp, người ta thường quy định luật của nước nào áp dụng cho tội phạm của nước nào, hoặc luật của nước nào được áp dụng cho lãnh thổ của quốc gia nào và cũng có luật kết hợp cả hai. Tuy nhiên, các quy định liên quan của Luật An ninh quốc gia Hồng Kông nêu trên đã phá vỡ hoàn toàn nguyên tắc cơ bản là “cá nhân” hoặc “lãnh thổ”, tương đương với việc muốn kiểm soát thế giới.
Ngoại giới phân tích rằng, đối mặt với sự lên án từ cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ vẫn cưỡng chế đưa ra dự luật nói trên, chính là một tội ác phản nhân loại, những hình phạt nào mà cộng đồng quốc tế sẽ áp đặt lên ĐCSTQ và số phận tương lai của Hồng Kông là rất đáng quan tâm.
Lương Phong (Theo NTDTV)