ANTĐ – Hoạt động canh tác lúa nước thường phát thải lượng khí Methane chiếm 7-17% lượng khí Methane do con người tạo ra. Đường sản xuất trong quá trình cây lúa quang hợp bị rò rỉ vào đất thông qua rễ cây, được các vi khuẩn trong đất tiêu thụ và sản sinh ra Methane.
ANTĐ – Hoạt động canh tác lúa nước thường phát thải lượng khí Methane chiếm 7-17% lượng khí Methane do con người tạo ra. Đường sản xuất trong quá trình cây lúa quang hợp bị rò rỉ vào đất thông qua rễ cây, được các vi khuẩn trong đất tiêu thụ và sản sinh ra Methane. Bài viết liên quan Biến đổi khí hậu liên quan gì đến khủng bố? 10 thành phố có mật độ dân số đông nhất thế giới
Nắng nóng thiêu đốt châu Âu Nhà khoa học Chuanxin Sun thuộc trường Đại học Khoa học nông nghiệp Thụy Điển ở Uppsala và các đồng nghiệp của ông ở Trung Quốc và Mỹ đã phát triển thành công SUSIBA 2 – giống lúa giàu tinh bột nhưng thải ra ít khí Methane – bằng cách cấy ghép thêm một gene của giống lúa mạch vào cây lúa nước thông thường. Chuanxin Sun tin rằng, loại lúa mới này sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng Trái đất nóng lên. Đồng tình với ông Sun, nhà khoa học Charles Rice đến từ Đại học bang Kansas ở Manhattan cho biết, nếu con người giảm được một nửa lượng phát thải Methane từ ngành nông nghiệp lúa nước thì sẽ đạt mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu được nêu ra trong một báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) hồi năm 2014. Thực tế loại lúa mới biến đổi gene SUSIBA 2 chứng minh được ưu điểm trong quá trình canh tác nhưng hiện nay nông dân chưa thể tự nuôi trồng được giống lúa này. Ông Sun và các đồng nghiệp đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra lúa phát thải ít Methane thông qua phương pháp nhân giống lúa thông thường. |
Theo ANTĐ