(PLO) – Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski vừa phê duyệt nghị quyết thành lập lữ đoàn quân sự ba bên Lihuanian-Ba Lan-Ukraine vốn đã hoạt động từ năm 2007.
Để đi vào hoạt động toàn diện, lữ đoàn này dự tính sẽ “tuyển” 4.500 quân lính. Họ sẽ hoạt động riêng lẻ ở ba lực lượng quân sự khác nhau, nhưng tất cả đều tham gia chung vào cuộc tập trận của NATO.
Những đợt diễn tập đầu tiên của lực lượng này sẽ diễn ra trong năm nay. Lữ đoàn Lithuanian-Ba Lan-Ukraine sẽ đóng quân ở các sở chỉ huy ở Libulin, Ba Lan. Tính đến nay, lữ đoàn này chỉ có 250 quân lính và 50 chỉ huy “rút” từ quân đội Ba Lan.
Lực lượng liên minh này “ra lò” từ năm 2007, tuy nhiên đến tháng 9-2014 bộ trưởng quốc phòng ba nước mới chính thức ký kết thỏa thuận đồng ý thành lập lữ đoàn chung này nhằm ứng phó với khủng hoảng Ukraine và những gì họ gọi là thái độ thù địch của Nga. Việc thành lập lực lượng chung này là “nằm trong một kế hoạch mở rộng nhằm hỗ trợ Ukraine trong khu vực hiện đại hóa” – tổng thống Ba Lan cho biết. Ông cũng kêu gọi các nước châu Âu khác chi “mạnh tay” hơn cho các hoạt động quốc phòng. Vì mục đích này, tổng thống Komorowski cũng đề nghị cắt giảm chi tiêu quốc phòng khỏi những quy định của EU về giới hạn thâm hụt ngân sách. Điều này có nghĩa là các quốc gia EU có thể chi thêm nhiều tiền cho quân đội mà không sợ Brussels kiểm soát ngân sách ngày càng chặt chẽ hơn. Đề xuất này của ông Komorowski đưa ra giữa lúc quan hệ với Nga diễn ra ngày càng căng thẳng.
Theo tờ Rzeczpospolia, Ba Lan hiện có tiềm lực quân sự mạnh thứ 5 trong khối EU và với tham vọng hiện đại hóa quân sự, Ba Lan sẽ chi 36 tỉ USD cho lĩnh vực quốc phòng tới năm 2022. Tuy nhiên, chính quyền Ba Lan tỏ vẻ không hài lòng khi nhiều quốc gia châu Âu không mấy hào hứng với điều đó.
Trong khi NATO khuyến khích các nước thành viên “tiêu thả ga” mức GDP tối đa cho phép về quốc phòng là 3%, thì hầu hết các nước lại tiêu “tiết kiệm”: Đức “tiêu” 1,2% GDP, Hà Lan 1,3% và Tây Ban Nha dưới 1%. Pháp là quốc gia Tây Âu duy nhất chi “mạnh tay” cho quốc phòng. Tuy nhiên, nhiều nước Đông Âu đang gia tăng chi tiêu quân sự với lý do lo ngại các hoạt động gây hấn của Nga. Chăng hạn, Lithuanian muốn chi gấp đôi cho quốc phòng.
Ngọc Như Theo Pháp luật TPHCM |