Tinh Hoa

“Loretta xấu xí”- Cuộc hành trình tìm kiếm tâm linh và câu trả lời cho số phận

Bạo lực học đường thường xảy ra ở lứa tuổi học trò, nạn nhân của những sự việc này thường tâm lý sẽ trở nên mặc cảm, tự ti, thậm chí là trầm cảm, tự sát. Loretta chính là nạn nhân từ hồi còn bé, cô đã trải qua những tháng ngày kinh khủng không thể quên được. Thế nhưng giờ đây “Loretta xấu xí”  ngày nào đã trở thành một cô gái xinh đẹp, hạnh phúc, và yêu đời hơn nhờ vào một cơ duyên đáng quý.

“Loretta xấu xí”- Cuộc hành trình tìm kiếm tâm linh và câu trả lời cho số phận.

“Loretta xấu xí”. Một sự im lặng bao trùm phòng học, cả lớp nhìn chằm chằm vào tôi. Mặt tôi đỏ bừng vì bối rối và xấu hổ, tôi cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng ập đến bủa vây lấy mình.

Câu chuyện này xảy ra trong giờ sinh học cách đây rất lâu rồi, năm tôi 13 hoặc 14 tuổi. Lúc đó, mọi người đang đứng xung quanh một chiếc bàn và cô bạn thường xuyên chế giễu tôi đã hét lên như vậy.

Giờ đây, tuy đã 30 tuổi nhưng tôi vẫn nhớ như in câu chuyện xảy ra từ cái ngày xa xưa ấy, cứ như thể nó vừa mới chỉ diễn ra hôm qua thôi. Câu nói dường như không có gì to tát và quan trọng và người ta có thể quên ngay đi trong giây lát, nhưng đối với tôi, nó gợi lại trong tâm trí tôi những giọng nói: “Mình xấu xí. Mình vô dụng”. Sự tự tin trong tôi chỉ còn là con số 0.

Thời còn đi học, tôi bị bắt nạt rất nhiều. Các bạn trêu tôi là đứa xấu xí, họ không muốn tôi chơi cùng; thậm chí còn dọa đánh chết tôi. Không một người bạn nào chịu nói chuyện với tôi. Tôi trở nên sợ hãi và trầm cảm. Tôi nghĩ, mình sẽ chẳng thể làm gì. Dần dần, việc bị bắt nạt khiến tôi trở nên tự ti và không còn tin tưởng vào bản thân mình nữa.

Sợ hãi và cô đơn 

Trong suốt khoảng thời gian tôi từ 6 đến 12 tuổi, hầu như mỗi ngày, tôi khóc lóc trở về nhà vì bị một cậu bạn ở trường bắt nạt, cậu ta trêu chọc, hù dọa và gọi tôi bằng đủ thứ tên, dù tôi có nói hay làm bất kể việc gì. Tôi rất sợ cậu ta. Nhưng tôi không dám nói với bố mẹ chuyện mình gặp phải trên trường, tất cả đã biến tôi trở thành một đứa trẻ thiếu tự tin vào bản thân.

Một lần, tôi đã cố gắng lấy hết tất cả can đảm để nói với cô phụ xe buýt rằng cậu bạn kia đang bắt nạt tôi. Tôi cố hy vọng một điều gì đó nhưng phản ứng của cô ấy thật sự khiến tôi bị tổn thương và không bao giờ có thể vực thêm một chút tự tin nào cho bản thân mình nữa. Cô ấy cười khi nghe cậu ta phủ nhận, cô ấy tin lời cậu ta. Tài xế và nhiều bạn học khác trên xe buýt cũng nghe thấy câu chuyện của tôi, nhưng không một ai nói hay làm gì cả.

Mất hết niềm tin

Tôi rất vui khi học hết cấp tiểu học và được chuyển lên trung học năm 12 tuổi, nhưng thật sự không có điều gì như tôi đã hy vọng. 

Một ngày, khi đang chờ xe buýt trường học, mấy cô bạn mà tôi vẫn nghĩ họ là bạn của mình đã chế giễu tôi không có lý do. Tôi cảm thấy bị tổn thương và xấu hổ, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Họ bắt đầu thêu dệt những câu chuyện khác nhau nói xấu về tôi. Cảm giác cô đơn và bất an hằn sâu trong tâm trí tôi trong suốt quãng thời gian đó.

Sau chuyện ở giờ sinh học, tôi suy nghĩ nhiều và thật sự tin rằng mình là con bé xấu xí và vô dụng. Mặt tôi đỏ bừng mỗi khi phải nói trước lớp. Để giấu đi những mặc cảm, tôi chọn ngồi ở bàn đầu và để tóc dài che kín hai bên má. Bằng cách này, mỗi khi đứng lên trả lời, sẽ không ai nhìn thấy khuôn mặt của tôi.

Ở bên ngoài trường, có một cô gái hung hăng khác luôn bắt nạt và đe dọa mỗi khi gặp tôi khiến tôi không sao hiểu được.

Đó là năm tôi 13 tuổi, trong một lễ hội, cô ấy giật tóc tôi một cách rất mạnh, tôi loạng choạng và xuýt ngã lăn xuống đất. Một đám các bạn nữ khác lấy đó làm trò cười và liên tục xúc phạm tôi. Sau đó, cô gái kia đẩy tôi ngã xuống đất, tôi nằm đó sợ hãi nhưng không một ai chịu đứng ra giúp đỡ. Rồi tôi cố gắng rời khỏi lễ hội trong nước mắt, sợ hãi khi nghĩ rằng sẽ gặp phải cô gái đó lại lần nữa.

Một ngày khác, khi tôi đang ngồi trong công viên một mình, cô gái kia chạy đến và hỏi: “Mày theo ai? Mày là con nhỏ đáng ghét”. Khi đó, tôi chỉ cố gắng chạy thoát thân và cảm thấy khổ sở.

Một ngày tại câu lạc bộ thiếu niên, cô gái kia lại chạy đến đe dọa tôi, lấy tay chặn quanh họng tôi như muốn bóp cổ tôi. Tôi cố gắng thoát ra, chạy về nhà khóc lóc và sợ hãi.

Tôi đang sống vì điều gì?

Trên đây chỉ là một vài câu chuyện về những trò bắt nạt mà tôi phải chịu đựng trong suốt những năm tháng đi học của mình. Khi đó, tôi nghĩ mình sẽ không thể trông cậy vào sự giúp đỡ, tôi cố gắng giấu kín và không nói với bất kỳ ai, thậm chí ngay cả ba mẹ tôi. Bề ngoài tôi vẫn bình thường, nhưng trong tâm tôi bị thương tổn và bất an sâu sắc.

Vào một đêm năm tôi 16 tuổi, tôi nằm trên giường, nghĩ về cuộc đời và số phận mình, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi không muốn sống cuộc đời khốn khổ này nữa. Tôi tự hỏi, mình sống như này để làm gì để rồi cuối cùng mình vẫn phải chết?

Những câu hỏi xuất hiện dồn dập trong dòng duy nghĩ của tôi: “Mục đích cuộc đời là gì? Có phải mình đến thế giới này để bị tra tấn và chỉ vậy thôi? Hay còn một điều gì đó mình cần hoàn thành mà mình chưa được biết?

Những câu hỏi này cuối cùng đã đưa tôi đến một điều làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Nó thắp lên trong tôi tia sáng hy vọng, phần ý thức đã mất cho tới khi tôi tự mình có thể khơi lại.

Tìm kiếm tâm linh

Trong suốt cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, cha mẹ đã hướng tôi đến với thiền, yoga và những giáo lý cổ xưa của Phật giáo và Đạo giáo từ phương Đông, tất cả đem đến cho tôi sự giải thoát mà tôi chưa từng trải qua trước đó.

Trong khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi kiểu như “tại sao chúng ta đến thế giới này?”, sự tò mò của tôi lớn dần và tôi đắm mình trong cuộc tìm kiếm tâm linh của riêng mình.

Loretta đang ngồi thiền bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp.

Năm 2006, tôi 19 tuổi, tôi cùng gia đình mình tham dự lễ hội, một người phụ nữ lớn tuổi đã đưa cho chúng tôi một tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, một phương pháp tu luyện cổ xưa của Trung Hoa, cải thiện tâm và thân bằng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, từ đó nhận được những lợi ích về sức khỏe và nâng cao trí huệ.

Môn tu luyện gồm 4 bài tập đứng, 1 bài thiền định ngồi và những giáo lý đạo đức đươc trình bày trong cuốn sách chính của Pháp môn là cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi biết hơn 100 triệu người đang theo tập Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới và tất cả đều được hướng dẫn miễn phí.

Tìm lại niềm tin đã đánh mất

Cuốn Chuyển Pháp Luân đã trả lời cho tôi tất cả những câu hỏi về sinh mệnh và ý nghĩa cuộc đời. Cuốn sách đã giúp tôi thay đổi cái nhìn về cuộc sống, tôi học được cách nhìn nhận mọi việc nhẹ nhàng và luôn cư xử tử tế trong mọi tình huống thậm chí ngay cả khi ai đó đối xử bất công, thiếu kiên nhẫn hoặc không tốt đối với tôi. Tôi hiểu được thế nào là chân thành, thiện lương và nhẫn nhịn, nếu có thể kiềm chế bản thân thì có thể tìm về bản ngã thật sự của chính mình.

Loretta đang ngồi thiền bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp.

Một niềm hạnh phúc thẳm sâu nảy nở trong tâm hồn tôi mà trước đây, tôi chưa từng một lần cảm nhận. Khi có nhận thức và hiểu sâu hơn những bài giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí; bao giận dữ, oán hận và mong mỏi báo thù trong tôi được thay thế bằng sự lạc quan, tha thứ, từ bi và thương cảm.

Tôi cũng bắt đầu tìm lại được sự tự tin đã đánh mất trong bản tính nguyên sơ của chính mình. Khi lên đại học, nếu bị ai đó bắt nạt, tôi đã có thể trầm tĩnh và đối diện với sự trêu ghẹo bằng thiện tâm bao trùm bởi bình hòa. 

Từ ngày bước chân vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách dễ dàng hơn và có thể tự tin đối đáp, đồng thời nhận ra những khả năng của bản thân thông qua việc rèn luyện tâm tính theo những những nguyên lý chỉ đạo của pháp môn.

Tôi có thể thật sự tha thứ cho những ai từng khiến tôi bị tổn thương. Trong tâm tôi không còn sự oán trách và thù ghét. Nhờ các pháp lý, tôi có thể học được cách buông bỏ tâm sợ hãi và cảm giác tự ti thấp kém.

Mây đen chỉ là thoáng qua

Năm 2012, tôi chuyển đến Vương Quốc Anh, trước đo tôi theo học ngành trị liệu tại Bỉ. Giờ đây cuộc sống của tôi vô cùng viên mãn và hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình bên chồng và hai con nhỏ: một trai và một bé gái.

Gần đây, tôi đọc được nhiều câu chuyện về những người trẻ tuổi đã tự sát vì bạo lực học đường, như cô bé 10 tuổi và một cô bé khác 13 tuổi, thường bị bắt nạt vì bị trêu là ‘xấu xí’.

Tôi cảm thấy rất buồn về quyết định của những người bạn nhỏ này. Tôi hiểu nỗi đau tinh thần mà các em phải chịu đựng, nỗi sợ hãi, lo âu và đau khổ không thể chịu đựng ngày nối ngày. Rất khó để tiếp tục khi bạn không thể nhìn thấy phía bên kia con đường hầm, bạn cô đơn và tuyệt vọng.

Nhưng hãy nhớ rằng, không quan trọng là bạn đã chịu đựng nhiều như thế nào, tất cả đó chỉ giống như đám mây đen, nó đến rồi sẽ bay đi, rồi một tương lai tươi sáng sẽ đến như người ta thường nói: “Sau cơn mưa trời lại nắng”.

Cuộc đời đầy rẫy những gian truân và trở ngại, nhưng tôi tin thẳm sâu trong sinh mệnh mỗi chúng ta đều ẩn chứa lòng nhân từ và thiện lương thuần khiết, đó chính là sức mạnh vô hình, là đích đến cho con đường đi tìm ý nghĩa đời người trong mỗi chúng ta.

Cuộc sống là quý giá và đáng trân trọng. Tôi viết câu chuyện cuộc đời mình, hy vọng một phần nào hữu ích và thật sự hữu duyên với ai đang phải đối mặt với nạn bạo lực học đường hay bế tắc khổ đau trong cuộc sống có thể tìm được lối thoát và đường đi cho tương lai của chính mình, như tôi đã làm được và giờ đây tôi hạnh phúc.

*****

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện công tập thể tại Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Minghui.org)

Pháp Luân Công (hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện khí công thượng thừa của Phật gia, lấy Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý hành xử tối cao chỉ đạo việc rèn luyện tâm tính kết hợp với 5 bài tập công pháp nhẹ nhàng rèn luyện thân thể. Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại Trung Quốc vào năm 1992 bởi nhà sáng lập là ông Lý Hồng Chí. Chỉ trong một thời gian ngắn bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm đã hồng truyền ra hơn 114 Quốc gia thu hút hàng trăm triệu người theo tập và nhận được những lợi ích sức khỏe, nâng cao giá trị đạo đức con người. Những cuốn sách của pháp môn đã được dịch thành 41 thứ tiếng và phiên bản tiếng Việt cũng được đăng tải miễn phí trên trang vi.falundafa.org.

Theo ĐKN