Các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng đã gián tiếp khiến tàu Titanic bị đắm cách đây 100 năm, chứ không phải chỉ do băng trôi.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ) cho rằng sự kết hợp cực kỳ hiếm của các yếu tố thiên văn học, bao gồm việc Mặt trăng tiến gần Trái đất nhất trong 1.400 năm, đã gây ra thảm họa tàu Titanic vào ngày 14/4/1912, khiến 1.500 người tử nạn.
“Tàu Titanic đã chạy với tốc độ tối đa trong khu vực có những tảng băng trôi, đó là nguyên nhân khiến nó bị đắm. Nhưng sự liên quan của Mặt trăng có thể giải thích tại sao một tảng băng lớn bất thường xuất hiện trên đường đi của tàu Titanic”, giáo sư Donald Olson, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích trên Telegraph. Thủy triều cao bất thường, hay được gọi là thủy triều mùa xuân, xảy ra khi Mặt trăng và Mặt trời nằm ở vị trí mà lực hút của chúng với Trái đất tăng cao nhất. Vào ngày 4/1/1912, Mặt trăng tiến gần Trái đất nhất trong 1.400 năm trước đó. Thêm nữa, Mặt trăng tròn đã ở điểm gần Trái đất nhất trong vòng 6 phút. Sự trùng hợp hiếm thấy này xảy ra đúng 1 ngày sau khi Trái đất ở điểm gần Mặt trời nhất trong năm. Sự kết hợp của 2 yếu tố này đã gây ra hiện tượng thủy triều dâng cao kỷ lục, khiến những tảng băng khổng lồ tại vùng nước nông quanh Newfoundland và Labrador (Canada) trôi về phía nam, trước khi xuất hiện trên đường đi của tàuTitanic vào tháng 4. “Chúng tôi không biết chính xác tảng băng mà tàu Titanic đâm phải ở đâu vào tháng 1/1912, nhưng đây là một giả thuyết phù hợp để giải thích nguyên nhân gây ra thảm họa tàu Titanic”, giáo sư Donald Olson cho biết. Hà Hương
Một thiên thạch có đường kính khoảng 46m sẽ tiến đến gần Trái đất ở khoảng cách dưới 27.300 km – gần hơn khoảng cách giữa một vệ tinh nhân tạo và Trái đất.
Các nhà khoa học đang dự định thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng – trồng rừng nhân tạo trên sa mạc.
|
Theo VietnamNet