Lâm Thanh Hà – “Ngọc nữ” một thời của điện ảnh Đài Loan và Hồng Kông đã tìm thấy sự yên bình trong nội tâm, bản thân cũng trở nên hạnh phúc hơn sau 3 ngày học thiền với cao tăng Thánh Nghiêm.
Vào ngày 3/2/2009, khi cao tăng người Đài Loan sáng lập Pháp Cổ Sơn – pháp sư Thánh Nghiêm viên tịch, minh tinh điển ảnh nổi tiếng Lâm Thanh Hà đã soạn viết một bài cảm tưởng. Toàn văn bài viết như sau:
Cơ duyên học thiền
Khoảng 8 năm trước, tôi cảm thấy mình là một người rất hay ganh tị với người khác, luôn nghĩ rằng mọi người nhất định phải tốt với mình, nên tôi thường hay giận hờn, và luôn bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác. Cho nên tôi quyết định đi tu hành. Tôi muốn có một trái tim bao dung, cũng muốn làm cho bản thân trở nên cứng rắn hơn.
Vậy là tôi quay về Đài Loan tìm đại sư, thật may mắn, trong một cuộc gặp gỡ nhân duyên, tôi đã gặp bà Tống Lệ Hoa là chuyên gia về diễn viên đóng thế, bà là một Phật tử. Bà đã gửi tặng tôi một cuốn sách nhỏ, tôi đọc mà xúc động sâu sắc, đó là một cuốn sách đàm luận về “thiền”.
Được bà giới thiệu, tôi may mắn được gặp pháp sư Thánh Nghiêm. Bởi vì trước đây tôi không tiếp xúc nhiều với Phật giáo, không am hiểu về giới luật, nên khi nhìn thấy pháp sư tôi liền tiến đến bắt tay ông, sau khi về nhà nghĩ đến chuyện này và vì sợ bất kính với thầy mà tôi cảm thấy bất an một thời gian dài. Rồi sau này tôi mới phát hiện rằng tất cả Phật tử đều chắp tay hình chữ thập khi chào hỏi, tôi thầm nghĩ khi ấy chắc rằng tất cả mọi người đều đang rất thành kính.
Trong một cuộc gặp mặt, tôi nêu ra một vấn đề, đó là cái gì gọi là “thiền”, bởi vì tôi trước nay đều tin rằng Thiền là một môn khoa học rất thâm sâu. Sư phụ nói chỉ cần tọa thiền 3 ngày thì sẽ hiểu được mọi thứ.
Khi tôi đang cân nhắc về điều đó, sư phụ liền nhắc lại 3 lần, thế là tôi lập tức quyết định tọa thiền 3 ngày. Nghe nói trước khi tọa thiền có thể gặp trở ngại bởi những khảo nghiệm, mà tôi trong u mê đi lên núi rất thuận lợi.
Việc làm đầu tiên ở trên núi là cất điện thoại đi, trước khi cất điện thoại tôi lập tức gọi điện cho con gái, nói cho cô bé là tôi sẽ không nói chuyện với nó 3 ngày, lúc này mới yên tâm.
Trong 3 ngày này tôi được ở cùng 99 người khác cả ngày lẫn đêm. Không được phép trang điểm, không được đọc sách, không xem tivi, phải ngủ nhiều cho thông suốt.
10h tối đi ngủ, 5h sáng thức dậy. Việc này thật là thảm rồi, vì tôi bình thường không thể ngủ vào giờ này, nhưng may là tôi đã bí mật mang theo 6 viên thuốc ngủ, một ngày 2 viên, nên cuối cùng đã giải quyết được vấn đề ngủ.
Quá trình học Thiền
Trước bữa cơm chiều, mỗi người sẽ nhận được một số thứ tự, tạm thời không dùng tên của mình, mọi người căn cứ vào sắp xếp số ghế ngồi của mình, lấy dép lê và đệm lót. Đây là muốn chúng tôi buông bỏ bản thân.
Ở sảnh đường đối diện với một tượng Phật lớn, phải quỳ gối dập đầu. Trong lòng nghĩ có thể bị lừa rồi. (Bởi vì cha mẹ tôi đều là tín đồ Cơ đốc giáo, cả đời này chưa từng cúi lạy như thế). Thì ra tác dụng của việc này cũng là để quên đi bản thân mình.
Trong phòng ăn, người ngồi bên cạnh tôi nhìn rất quen, sau đó tôi mới biết cô là Tăng Khánh Du, Ngô Tông Hiến lặng yên ngồi đối diện tôi, ánh mắt không giống như tôi nhìn loạn xung quanh. Trước đó, tại hành lang nhìn thấy Tăng Chí Vĩ tôi còn nhướng mày. (Thì ra việc này là phạm quy, kể cả nhìn nhau cũng không được, huống gì là nhướng mày)
Còn có một người là minh tinh kungfu nổi tiếng Vệ Tử Vân, khí đó tôi gặp ông đang thả lỏng bên sườn núi.
Như vậy mới biết nỗi niềm chất chứa trong nhiều người, có thể thường ngày thấy họ xuất hiện trước công chúng có biểu hiện như vậy, nhưng nội tâm lại khát vọng có được một nơi yên tĩnh và được làm người tu hành.
Lúc ăn cơm, sư phụ rất ôn hòa dặn một câu, yêu cầu chúng tôi chuyên tâm ăn cơm, lúc ăn ngon không được cao hứng, khi ăn không ngon cũng không được khó chịu. Cần phải cảm ơn rất nhiều người đã vất vả làm ra những món ăn này cho chúng tôi ăn.
Ăn cơm xong, lấy một chén nước dội chén đĩa rồi lại rót nước vào chén mà uống. Khi rời ghế ngồi sau bữa ăn, cần phải để 2 tay trước ngực, rồi từ từ đứng dậy, trật tự đi ra nhà ăn, trong tay tựa như nâng một bức tượng Phật, trong nội tâm cũng không nghĩ đến cái gì, cũng không được tự nói chuyện với mình.
Tôi ngồi im lặng trên một tảng đá, đối diện với núi cao và vì sao trên bầu trời, đột nhiên nghe thấy một âm thanh rất hay, tôi lần theo hướng đó mà đi, thì ra là một vị nữ bồ tát đang quỳ gối chỗ đó, vừa gõ chuông vừa tụng kinh, không hiểu vì sao tôi có một cảm giác vô cùng vui mừng thoải mái.
Sáng sớm ngày đầu tiên, ăn xong cơm sáng, chúng tôi ngồi ở đại sảnh nghe sư phụ thuyết giảng. Thầy dạy chúng tôi làm thế nào để thiền định và đọc kinh sám hối. Một ngày có nhiều khám phá về thiền định, sư phụ dẫn dắt từng bước, chúng tôi chép kinh dày đặc.
Chân ngôn giúp đỡ tôi nhiều nhất
Có vài câu chân ngôn, khi đau thương khó có thể thừa nhận nhất trong cuộc đời tôi, bởi vì vận dụng nó mà thuận lợi vượt qua. “Nhân thế vô thường, bất như ý sự thường bát cửu” (tạm hiểu là trong đời người, trong mười việc thì thường có đến tám chín việc là không như ý), tôi thường xuyên nói câu này với bạn bè, bọn họ cũng vì vượt qua những cửa ải khó khăn trong nội tâm mà cảm kích tôi.
Nói một câu đùa vui rằng, những câu này trường hợp duy nhất không áp dụng được là tuyển cử “tổng thống” Đài Loan.
4 câu chân ngôn này là:
Đối diện nó. Chấp nhận nó. Xử lý nó. Buông bỏ nó.
Khi bạn gặp một việc nào đó mà bạn không thoát ra được, cách tốt nhất chính là đối diện với nó, rồi bạn phải chấp nhận việc kia là sự thật mà xử lý nó cho tốt, sau khi xử lý xong, không được để nó chiếm giữ lòng bạn, nhất định phải buông bỏ.
Ngày hôm sau, chúng tôi được học kinh hành. Có loại đi chậm, đi nhanh và đi một cách tự nhiên. Khi đi chậm, hai bàn tay nắm hờ, khoảng cách mỗi bước đi là nửa bàn chân, phải đi rất nhẹ và vững, cái này gọi là “thận trọng từng bước”.
Tốc độ của đi nhanh có thể hơi lớn, hai bàn tay rủ xuống tự nhiên, nhưng mà phải đi rất nhanh. Đi tự nhiên thì cần phải buông lỏng toàn thân, nhìn thì đơn giản nhưng đi được thật không dễ. Sau khi đi được thì cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu.
Ngày thứ ba là yêu cầu chúng tôi phải học được cách biết ơn và sám hối, chúng tôi giống như đọc kinh sám hối như ngày đầu 20 phút, trong nội tâm phải vì tất cả việc thiếu nợ đáng sám hối trong cuộc đời này mà sám hối, những ai đáng cảm ơn trong cuộc đời này thì cảm ơn. Rất nhiều sư tỷ, sư huynh khóc không thành tiếng.
Tôi nghe thấy một thanh âm ôn hòa: “Phải dùng tình cảm sâu đậm, không được dùng tình tự”. Đó là giọng nói của sư phụ.
Ba ngày rất nhanh đã trôi qua, khóa học 3 ngày này đã cho tôi cả một đời an lạc, tôi cảm thấy biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, con gái, bạn bè, thậm chí cả thế giới này. Đối với những điều sám hối, tôi muốn tìm cách để bù đắp. Giảm bớt đi cảm xúc của bản thân. Ít so đo hơn, nhìn lại mình nhiều hơn. Bản thân cũng trở nên hạnh phúc hơn.
Tôi cảm thấy 3 ngày này còn học được nhiều hơn so với 3 năm thậm chí là mười năm, Điều khó được nhất chính là tôi đã tìm thấy sự yên bình trong nội tâm mình.
Sư phụ là một bậc trí giả cũng là một nhà triết học, tôi biết ơn ông! Xin cảm tạ! Xin một lần nữa cảm tạ ngài!
Lời của người biên tập trang cmoney:
Nhận được bao nhiêu hạnh phúc và bất hạnh không quan trọng, quan trọng là bạn buông bỏ bao nhiêu, bạn càng buông đi, ngược lại nhận được càng nhiều, đây là chân lý vĩnh hằng không thay đổi!
Bên ngoài khung cửa này là một khung cửa khác, đời người tựa như một bộ phim vậy, đời người chính là một vở kịch, không nên làm thất vọng vai diễn của chính mình!
Hãy nhớ kỹ 12 chữ đã thay đổi cuộc đời Lâm Thanh Hà: Đối diện nó, chấp nhận nó, xử lý nó, buông bỏ nó!
Hãy chia sẻ ý nghĩa nhân sinh này tới bạn bè và những người thân của bạn!
Bảo An, dịch từ cmoney