“Giáo dục tính tự giác” có một nguyên tắc cơ bản: Rèn luyện cho trẻ biết sự tồn tại của chính mình. Nhưng không thể dùng ngôn ngữ hay những gì nhìn thấy bằng mắt để công kích con trẻ. Khi trẻ em cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình, cháu sẽ sẵn sàng thừa nhận sự tồn tại và giá trị sự tồn tại của bản thân.
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh đưa ra ví dụ, có một cậu học sinh gây rối đã nhiều lần dùng thủ đoạn, tạo nhóm nhỏ để bỏ rơi một bạn học sinh lớp bên cạnh, không cho bạn ấy tham gia các hoạt động của nhóm mình. Điều này khiến em học sinh bị bỏ rơi kia “cảm thấy cô độc”.
Cô Trần nói với em học sinh gây rối rằng: “Em phạm lỗi này là do không hiểu được cảm giác của người khác. Bây giờ em có 2 lựa chọn, một là xin lỗi; 2 là giáo viên có thể cho em trải nghiệm cảm giác mà em đã mang lại cho người khác”. Và cậu ấy đã chọn phương án thứ hai.
Cô Trần yêu cầu các học sinh trong lớp ngồi thành một vòng tròn, còn em học sinh gây rối ở giữa vòng tròn. Cô bảo tất cả học sinh quay mặt đi, quay lưng lại và phớt lờ cậu bé. Hai phút sau, cậu ấy khóc lên, nói: “Thưa cô, em cảm thấy khó chịu quá, giống như bị trói bằng dây vậy!” Cô Trần hỏi cậu bé: “Giờ em đã biết bạn học đó khó chịu như thế nào chưa? Em có muốn xin lỗi không?” Cậu ấy nói: “Thưa cô, em xin lỗi ngay ạ!”
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: