Tinh Hoa

Làm cha mẹ phải học (P.36): Trẻ ‘không bao giờ mắc lỗi’ có thực sự xuất sắc?

(Ảnh minh họa qua Afamily)

Những học sinh sợ phạm sai lầm sẽ cố gắng che giấu hết mức có thể, vì vậy rất khó để học sinh thực sự tiến bộ và tìm được tài năng thiên phú trong chính bản thân mình. Tài năng này chính là điều mà không cần ai khuyến khích và thúc đẩy, nhưng bạn vẫn sẵn sàng nhiệt tình và muốn học hỏi điều đó. Đây là một phần rất quan trọng của cuộc sống, tuổi càng nhỏ thì càng rõ ràng.

Một đứa trẻ 7-8 tháng sẽ có sự nhiệt tình bẩm sinh, trẻ sẽ lấy bánh quy và đồ chơi (những thứ thuộc về tinh thần) để chia sẻ với những người xung quanh. Chia sẻ là biểu hiện của sự phát triển bình thường và là đặc điểm rất quan trọng trong một xã hội văn minh. Khi nhận thấy phẩm chất đặc biệt “chia sẻ” của trẻ bộc lộ thì dù trẻ bao nhiêu tuổi bạn cũng phải động viên khuyến khích trẻ. 

Tuy nhiên, có rất nhiều bậc cha mẹ lại làm ngược lại. Khi một đứa trẻ đưa cho họ một món đồ chơi, họ liền giấu món đồ chơi đó đi để trêu đứa trẻ và nói: “Mẹ không đưa cho nữa, mẹ sẽ lấy nó đi”. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc ngay tại chỗ, còn một số đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ hơn thì không khóc, nhưng trẻ đã hình thành một quan niệm: “Mình phải dùng những hành vi và cảm xúc mạnh mẽ ngược lại với sự chia sẻ thì mình mới có thể lấy lại những thứ đó về cho mình”. Đây là một điều rất đáng sợ.

Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: