Mỗi đứa trẻ đều phải học cách giải quyết vấn đề, trước khi giải quyết vấn đề có một nhân tố vô cùng quan trọng, chính là “sự trung thực”. Nếu trẻ không trung thực thì sẽ không có cách gì đối mặt với những rắc rối của riêng mình, tất nhiên sẽ tìm các loại lý do và mượn cớ để che đậy nó.
Yếu tố ‘trung thực’ sẽ ảnh hướng đến cả cuộc đời của trẻ, ví như nếu sau này trưởng thành đứa trẻ làm chủ công trường, nếu không trung thực thì bảo đảm sẽ ăn bớt vật tư; nếu báo cáo thuế không trung thực thì sau đó có bao nhiêu người vì một chút không thành thật đó mà phải hao tổn bao nhiêu tài nguyên của chính phủ, những tài nguyên của chính phủ đều là tiền thuế của mọi người nộp vào. Những điều này đều rất lãng phí và tiêu cực, đều là những điều không nên có. Vậy nên chỉ cần trung thực thì vấn đề sẽ nhỏ đi, hơn nữa cơ hội sẽ lớn hơn.
Ngoài ra, khi trẻ có kỳ vọng quá lớn vào một điều gì đó thì thông thường chắc chắn sẽ thất vọng và ngã rất đau. Khi đó, bạn bảo đứa trẻ sẽ đi đâu đây? Vì vậy, không nên để trẻ tránh né thất bại và mâu thuẫn.
Xã hội này sẽ không phải là “thập toàn thập mỹ,” sẽ có đủ các vấn đề ở khắp mọi nơi. Chỉ cần có người thì sẽ có mâu thuẫn. Sự khác biệt là môi trường khác nhau thì có những người khác nhau và đòi hỏi các biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: