Năm 2019 là tròn 30 năm sự kiện Lục Tứ, giới truyền thông và các trang mạng tại Trung Quốc toàn bộ đều bị kiểm duyệt, các nhân sĩ duy hộ nhân quyền và những người bất đồng chính kiến bị theo dõi sát sao. Xung quanh quảng trường Thiên An Môn được phòng bị nghiêm mật, phóng viên nước ngoài không được phép bước chân vào.
Ký giả nước ngoài bị cấm vào quảng trường Thiên An Môn
Một ký giả của trang “AFP News” vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 đi đến quảng trường Thiên An Môn để ghi hình lại nghi thức kéo cờ của ngày hôm đó, nhưng đã bị cảnh vệ ngăn lại, và cho hay cần phải có công văn đặc biệt của văn phòng chuyên môn mới được phép đi vào quảng trường.
Trang CNA và AP cũng đưa tin rằng, tròn 30 năm sự kiện, các ký giả nước ngoài đều bị cấm chân vào quảng trường Thiên An Môn quay chụp nghi thức kéo cờ vốn là nghi thức diễn ra hàng ngày.
Trang “AFP News” đưa tin, Trung Quốc vào ngày 4/6, đâu đâu cũng như đứng trước kẻ thù, nhà nước hoàn toàn xóa bỏ các chữ Lục Tứ và bất cứ phương thức biểu đạt nào có liên quan đến Lục Tứ. Các trang truyền thông, mạng lưới internet, chữ viết, hình ảnh liên quan đến Lục Tứ đều bị phong tỏa hoàn toàn, các hệ thống giám sát theo dõi có mặt ở khắp nơi.
Mỗi khi đến ngày mẫn cảm này, nhà nước liền bắt đầu theo dõi sát sao những nhân viên mẫn cảm, đưa những người mà họ coi là những nhân sĩ bất đồng ý kiến, và những người được xem là “thành phần nguy hiểm” đi nơi khác.
Trung Quốc cấm chỉ mọi hoạt động tưởng niệm sự kiện Lục Tứ
Nguồn tin từ CNA, ngày 4/6, chính quyền đã bố trí cảnh vệ dày đặc nơi quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngoài việc trang bị thêm các trạm gác xung quanh quảng trường, còn phong tỏa một số đường phố.
CNA cho biết, 30 năm sự kiện Lục Tứ, các nơi trên khắp thế giới đều có những hoạt động tưởng niệm liên quan, còn chính quyền Trung Quốc lại cấm chỉ mọi hoạt động tưởng niệm dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước, phong tỏa các công cụ tìm kiếm hoặc ngôn luận liên quan đến Lục Tứ trên internet và trên các website mạng xã hội .
Có cư dân mạng cho hay, trên mạng xã hội, thậm chí ngay đến hình tượng cây nến cũng bị cấm sử dụng.
Nhưng mà, ĐCSTQ vẫn không cách nào cấm cản được rất nhiều người dân Trung Quốc dùng phương thức của riêng mình để tưởng niệm sự kiện Lục Tứ, ví như nhịn ăn trong 24 giờ, thả những con thuyền giấy có thắp nến xuống sông vào ban đêm, dùng bút mực viết chữ trên mặt đất ở các khu công viên, v.v…..
Hong Kong và hải ngoại long trọng tổ chức tưởng niệm sự kiện Lục Tứ
Tại Hong Kong và hải ngoại, các nhân sĩ dân chủ đã dùng các phương thức long trọng để tưởng niệm sự kiện Lục Tứ và các anh hùng dân chủ gặp nạn năm đó. Chính phủ các nước Âu Mỹ cũng đều lên tiếng khiển trách hành động bạo ngược của chính quyền cộng sản Trung Quốc, hơn nữa lực độ còn mạnh hơn mọi năm.
Chính phủ Mỹ trên phạm vi cả nước, bao gồm cả các khu phố người Hoa đều hạ nửa lá cờ xuống giữa cột, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Đài Loan cũng hạ lá cờ xuống giữa cột để tưởng niệm.
Hoa Kỳ siết chặt visa với những người bức hại nhân quyền ở Trung Quốc
Ngoài ra, trong ngày tưởng niệm tròn 30 năm sự kiện Lục Tứ, quốc vụ viện Hoa Kỳ công khai bày tỏ sẽ siết chặt visa với những người bức hại nhân quyền ở Trung Quốc, và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ. Quốc vụ viện đã thông tri cho các đoàn thể tín ngưỡng ở Mỹ, đề nghị các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo bị đán áp khác đệ trình danh sách và tư liệu cá nhân của những kẻ bức hại lên quốc vụ viện Hoa Kỳ.
Giới quan sát bên ngoài bình luận, nước Mỹ sẽ không còn là “cảng tránh gió” cho những kẻ bức hại nhân quyền của ĐCSTQ, cũng có nghĩa là “chính sách yên ổn” cho những kẻ bức hại nhân quyền của chính quyền Trung Quốc đã chấm hết, chính sách nhân quyền của Mỹ đã có chuyển biến to lớn từ căn bản.
Thiện Ân (Theo NTDTV)