Màn trình diễn của các nghệ sĩ leo lên, trượt xống, kéo căng, giữ vị trí thăng bằng…thật nhanh nhẹn và chính xác khiến người xem thực sự kinh ngạc.
Theo ghi chép từ những bức tranh bích họa và chạm khắc trên những viên gạch được phát hiện trong một ngôi mộ triều đại nhà Hán, Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên cho thấy những màn nhào lộn tại Trung Quốc có niên đại 2000 năm. Nghệ thuật biểu diễn này được phát triển vào thời nhà Tần và Hán (221 TCN – 230 SCN).
Nghệ thuật cổ đại ở Trung Quốc phần nhiều lưu truyền trong dân gian và dựa vào phương thức học tập bắt chước lẫn nhau mà lưu truyền, nghệ thuật phần lớn là dựa vào kỹ xảo võ thuật là chủ yếu. Để có thể biểu hiện nhân vật và tình tiết cho trọn vẹn, người nghệ sĩ cần hình thể kéo giãn đến mức tối đa. Kỹ thuật và kỹ xảo nhào lộn của múa cổ điển Trung Quốc có động tác vũ đạo phong phú, có thể biểu hiện các loại tình cảm con người.
Ở Trung Quốc, các cột sử dụng biểu diễn được buộc xung quanh rất đặc biệt bằng vật liệu cao su, nó có chiều cao 3m – 9m. Các nghệ sĩ mặc trang phục toàn thân.
Một động tác nổi tiếng gọi là “treo cờ”, các nghệ sĩ sẽ nhào lộn và đưa thẳng người ra một góc 90º, chủ yếu dựa vào sức mạnh của phần thân và sức mạnh cánh tay.
Hiện nay cũng có rất nhiều đoàn nghệ thuật có sử dụng kĩ thuật múa nhào lộn trên cột của người Trung Quốc xưa.
Hoàng Sâm, theo Visiontimes