Châu Phi được biết đến như là cái nôi của những nền văn minh đầu tiên trên thế giới. Thế nhưng, thay vì quảng bá lối kiến trúc độc đáo và mỹ lệ nơi đây, các phương tiện thông tin đại chúng lại chỉ chăm chăm đưa tin về nạn đói, bệnh dịch… tại lục địa này.
Nhiều phong cách kiến trúc ‘phương Tây’ khác nhau như Byzantine, Gothic, Baroque (Ba Rốc), chủ nghĩa hiện đại… đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta bởi vì chúng rất nổi tiếng. Tương tự, các nhà thờ Hồi giáo theo phong cách Ottoman, các ngôi chùa ở Đông Á, hay là các đền thờ của các nền văn minh tiền thuộc địa phát triển rực rỡ ở Trung và Nam Mỹ đều có thể được nhận ra ngay khi ta nhìn thấy chúng.
Tuy nhiên, ngoại trừ Đại kim tự tháp Giza, kiến trúc Châu Phi lại thường bị gạt qua một cách đáng tiếc. Đây quả là một thiếu sót lớn khi mà hầu hết các báo cáo từ Châu Phi chỉ tập trung vào các vấn đề như nghèo đói, bệnh tật và chiến tranh.
Thực chất, có nhiều điều đáng được đánh giá cao về Châu Phi thời tiền thuộc địa – điều mà hầu như chưa từng được đề cập trong sách lịch sử. Lúc bấy giờ có tới 10.000 quốc gia và các nhóm tự trị khác nhau với ngôn ngữ và phong tục riêng biệt cùng tồn tại, và nhiều vương quốc, đế chế tiên tiến như Liên minh Asante, Vương quốc Mossi và Vương quốc Zulu phát triển mạnh mẽ trước khi người Châu Âu đến với súng, nô lệ và tôn giáo.
Một tài khoản Twitter có tên ‘Igbo Excellence‘ (người Igbo là một nhóm dân tộc ở phía Đông và phía Nam Nigeria) quả quyết rằng đã đến lúc trưng bày một số kiến trúc tốt nhất của Châu Phi. Chủ đề này được nhiều người đánh giá cao và đã nhanh chóng được lan truyền.
Kiến trúc Nubian
Bắt đầu với Nubian – một nhóm dân tộc của người Châu Phi bản địa, sinh sống tại Sudan và miền nam Ai Cập, được cho là một trong những cái nôi sớm nhất của những nền văn minh xuất hiện trên Trái Đất. Igbo Excellence đã đăng nhiều dẫn dụ từ các khu vực và thời đại khác nhau của Châu Phi, nhắc nhở chúng ta về lịch sử lâu dài và đa dạng của các dân tộc trên khắp lục địa rộng lớn này.
Kiến trúc Nam Phi
Kiến trúc Sudano-Sahel
Các nhà thờ Hồi giáo bằng đất của Sahel, bao gồm cả nhà thờ Djenné ở Mali đều đặc biệt ấn tượng và tráng lệ. Toàn bộ cộng đồng ở nhà thờ Djenné đóng một vai trò tích cực trong việc bảo trì nhà thờ Hồi giáo thông qua một lễ hội diễn ra hàng năm hết sức độc đáo, gồm âm nhạc và thực phẩm. Nhưng mục tiêu chính là để sửa chữa những thiệt hại gây ra cho nhà thờ Hồi giáo, chủ yếu là xói mòn từ mưa và các vết nứt do thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.
Nhà thờ Hồi giáo Djenné có ý nghĩa văn hóa thiêng liêng không chỉ đối với thị trấn mà còn đối với toàn bộ đất nước – nó nằm nổi bật trên quốc huy của Mali.
Kiến trúc Sudano-Sahel hiện đại
Kiến trúc Somali
Kiến trúc Somali với kiểu thiết kế và kỹ thuật truyền thống phong phú và đa dạng, trải dài từ thời kỳ cổ đại, cho đến trung cổ, tới đầu thời kỳ hiện đại ở Somalia. Nó cũng bao gồm sự hợp nhất của kiến trúc Somali với các thiết kế phương Tây trong thời hiện đại, chẳng hạn như thành phố đá, lâu đài, thành quách, pháo đài, nhà thờ Hồi giáo, tháp, tượng đài và ngọn hải đăng.
Kiến trúc Swahili là một thuật ngữ được sử dụng ngày nay để nói về một loạt lối xây dựng truyền thống được thi công hoặc từng được thi công dọc theo bờ biển phía Đông và Đông Nam của Châu Phi.
Lối kiến trúc Swahili điển hình ngày nay vẫn còn rất rõ ở các trung tâm đô thị thịnh vượng của Mombasa, Lamu và Zanzibar.
Kiến trúc Madagascar
Kiến trúc của Madagascar (một quốc đảo lớn ngoài khơi bờ biển phía Đông của Châu Phi) có một sự tương đồng rất lớn với các tiêu chuẩn và phương pháp xây dựng của Nam Borneo (những cư dân đầu tiên của Madagascar được cho là đã di cư từ đây). Hầu hết các ngôi nhà truyền thống đều có hình chữ nhật thay vì hình tròn và có mái dốc, dốc đứng được hỗ trợ bởi một trụ cột trung tâm.
Kiến trúc Châu Phi đương đại
Kiến trúc Châu Phi hiện đại
Kiến trúc Châu Phi tương lai
Kiến trúc Nigerian
Kiến trúc Ghanaian
Bài đăng gốc của Igbo Excellence cho đến nay đã thu hút hơn 600 nghìn lượt thích và bình luận. Nhiều người cũng thêm vào các dẫn dụ của riêng họ, cho chúng ta một cái nhìn mới về sự kỳ diệu của kiến trúc Châu Phi!