Khoa học có phải là một “tôn giáo” ?
Loài người chúng ta đã trải qua nhiều nền văn minh, cùng với đó khoa học đã và đang phát triển. Đặc biệt trong thế kỷ 21, khoa học và công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần rất lớn trong việc cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trí năng của nhân loại có xu hướng phân mảnh, tách rời, ít khi chúng ta xâu chuỗi để nhìn được một bức tranh toàn thể, nên đôi khi chúng ta bỏ qua nhiều điều mà vũ trụ tỏ bày. Khi xem xét một vấn đề cụ thể, chúng ta luôn chia nhỏ để xem xét, phân tích, dựa vào các kinh nghiệm có sẵn để đưa ra nhận xét. Tuy nhiên đôi lúc phải bỏ qua cái nhìn hẹp hòi, đầy thành kiến để thấy được cái nhìn toàn thể hơn, sống động hơn.
Chúng ta hãy thử quay về với 4 bộ môn khoa học tự nhiên cơ bản đó là toán học, vật lý, hóa học và sinh học để thử tìm xem cái trật tự, bức tranh toàn thể đằng sau mà Đấng Tạo Hóa đã tỏ bày cho chúng ta.
Về toán học: Nếu ta bỏ vào túi 10 thẻ nhỏ, mỗi thẻ có ghi từ số 1 đến số 10, và tuần tự rút ra từng cái một. Sau khi rút xong ta lại bỏ thẻ vào túi, trộn đều và rút ra lần nữa. Làm sao ta có thể rút ra tuần tự từ số 1 đến số 10? Theo toán học, ta phải rút mười lần, mới có một lần rút được thẻ mang số 1. Phải rút 100 lần mới có một lần rút được số 1 và 2. Phải rút 1000 lần mới được số 1, 2, 3 liên tiếp. Nếu muốn rút theo thứ tự từ 1 đến 10, thì trường hợp đặc biệt này chỉ có thể xảy ra một lần trong mười tỷ lần, có đúng không? Nếu áp dụng toán học vào các điều kiện tạo ra đời sống ở quả đất này, thì ta thấy nguyên lý ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết.
Vậy thì ai đã tạo ra nó? Trái đất quay quang trục của nó với vận tốc 1600 cây số một giờ ở giữa đường xích đạo. Nếu nó quay chậm 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng gia tăng gấp 10 lần. Thế thì cây cối, sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì. Nếu cái gì chống lại được sức nóng thì cũng chết lạnh vì đêm cũng dài ra gấp 10 và độ lạnh cũng tăng lên gấp 10 lần kia mà. Ai đã làm ra trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế? Mặt trời là nguồn sống của quả đất phải không? Mặt trời nóng khoảng 5500 độ C. Quả địa cầu ở đúng một vị trí tố đẹp không xa quá mà cũng không gần quá. Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời.
Nếu sức nóng mặt trời gia tăng một chút, ta sẽ chết thiêu, và ngược lại nếu sức nóng mặt trời giảm đi một chút, ta sẽ chết rét. Tại sao trái đất nằm ỏ điều kiện thuận lợi như vây? Trục trái đất nghiêng theo một tọa độ là 23 độ. Nếu trái đất đứng thẳng, không nghiêng theo bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa. Nước sẽ bốc hơi hêt về hai cực và đông thành băng giá cả. Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều biển cả. Nếu nó không cách xa trái đất 380000 cây số mà xích lại gần hơn 80000 cây số thì một cuộc hồng thủy sẽ xảy ra. Nước sẽ bị sức hút dâng lên ngập tất cả các lục địa mỗi ngày hai lần. Tóm lại, tất cả sự sống trên mặt địa cầu sẽ biến mất, nếu các điều kiện hiện tại này sai lệch đi một ly. Nếu nói rằng đời sống chỉ một là sự ngầu nhiên thì trong tỷ tỷ lần may ra mới có một điều kiện tốt đẹp hoàn toàn để có được sự sống như thế.
Về vật lý: Có 4 lực căn bản tác động lên vật chất: Lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. Bốn lực trên hoạt động một cách cân bằng tuyệt đối cho phép vũ trụ tồn tại và giãn nở với một tốc độ bền vững. Nếu lực hấp dẫn mạnh hơn một chút, mọi vật chất có thể bị rút vào trong lòng chính nó. Nếu lực hấp dẫn yếu hơn một chút, nguyên tử đã không thể hình thành. Nếu nhiệt độ của vũ trụ hạ xuống chậm hơn, proton và neutron có thể đã không dừng lại ở dạng helium và lithium mà tiếp tục cô đặc cho đến khi thành sắt, quá nặng để hình thành thiên hà và các ngôi sao. Sự cân bằng tuyệt đẹp của bốn lực trên có vẻ như là cách duy nhất làm cho vũ trụ giữ được hình dạng của nó. Các bạn có nghĩ là có một quyền năng chi phối không?
Về hóa học: Nếu sự hình thành của sự sống được hình thành trên một tế bào khởi nguyên, thì trước hết phải có ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu trái đất không có tầng ozon bảo vệ thì tia cực tím sẽ phá hủy tế bào khởi nguyên này. Nhưng để có khí ozon thì phải có oxy, nhưng nếu có oxy thì nó sẽ oxy hóa các amino axit trong tế bào khởi nguyên, và nó sẽ không thể tồn tại.
Một sự mâu thuẫn về lý luận hóa học. Thế chúng ta nghĩ rằng ai đã can thiệp để có được sự sống trên trái đất?
Về sinh học: Theo quan điểm tiến hóa, thì đa số các nhà khoa học nhận xét rằng nếu một loài tiến hóa lên một giống mới thì giống cũ sẽ biến mất. Chẳng hạn loài chim tiến hóa từ khủng long, và khủng long thì đã tuyệt chủng. Vậy nếu con người tiến hóa từ loài khỉ thì loài khỉ phải biến mất, thế sao loài khỉ giờ này vẫn tồn tại?
Thiên nhiên luôn tỏ bày một trật tự siêu việt. Loài nào có đời sống ngắn ngủi sẽ được bù lại bằng khả năng sinh sản nhanh chóng. Vi khuẩn và các loài côn trùng sinh sản với một tốc độ khủng khiếp, nếu chúng không chết vì điều kiện môi trường không cho phép thì chắc khoảng vài phút chúng đã lấp kín cả địa cầu!
Không lâu sau khi đoạt giải Nobel vật lý năm 1988, tiến sĩ Leon Lederman đã phát biểu với tờ Chicago Tribune, rằng:
“… Sẽ luôn có chỗ cho Chúa Trời. Nếu chúng ta khám phá được mọi quy luật của vật lý, câu hỏi vẫn còn, đó là: ‘Ai đã thiết lập các quy luật này?’”
Theo vi.wikipedia.org “Tín ngưỡng” là một niềm tin có hệ thống. mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. đôi khi được hiểu là tôn giáo.
Tất cả những gì mà khoa học không thể chứng minh, không thể giải thích, không thể tin thì người ta bèn nói là mê tín. Vậy quá tin vào khoa học chẳng phải cũng là mê tín ? Vậy nên chăng khoa học cũng là một ” tôn giáo” ?
Theo triethocduongpho