Nhiều nhà khoa học đang cố gắng chỉnh sửa các gen bằng một kỹ thuật mà nếu thành công sẽ làm thay đổi vĩnh viễn ADN của mọi tế bào, từ đó tạo ra những đứa trẻ y như mong muốn. Nghe thì có vẻ như đó là một tiến bộ vượt bậc của khoa học, nhưng điều đó lại tạo nên sự hoang mang và lo lắng vì đây là hành động liên quan rất lớn đến đạo đức của nhân loại.
Các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện một nghiên cứu là sử dụng 85 phôi người bị lỗi làm thí nghiệm, với hy vọng rằng làm thay đổi gen hoàn toàn trong mọi tế bào mà không gây thiệt hại cho ADN. Phương pháp chỉnh sửa gen này sử dụng một công thức được gọi là Crispr. Crispr khai thác một hệ thống mà ở đó vi khuẩn sử dụng để tự bảo vệ chúng và cho phép các nhà nghiên cứu cắt ra các gen được chọn lọc và cấy những gen này sang cái mới.
Thế nhưng họ đã thất bại. Trong số 85 phôi người không có cái nào hoàn thành được những tiêu chí đưa ra, các gen không bị sửa đổi chút nào, và trong vài trường hợp mà các nhà khoa học đã thay đổi được gen thì luôn có những vấn đề.
Dù thí nghiệm đã thất bại song nó vẫn tạo nên sự hoang mang, lo lắng bởi đây là hành động liên quan đến đạo đức làm dấy lên nỗi sợ hãi và khó có thể được chấp nhận rộng rãi. Các nhà nghiên cứu hàng đầu phải lên tiếng kêu gọi khẩn cấp yêu cầu tạm dừng dự án trên phôi người, ít nhất là cho đến khi nó được chứng minh là an toàn và xã hội chấp nhận nó.
TS. George Q Daley, một nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Harvard, người quan tâm đến thụ tinh trong ống nghiệm phát biểu: “Nghiên cứu của họ nhất thiết nên tạm dừng. Đây là một thủ thuật không an toàn và không nên thực hiện tại thời điểm này và không nên lặp lại”.
Còn TS. David Baltimore, một nhà sinh học phân tử đã đoạt giải Nobel, nguyên chủ tịch của Viện Công nghệ California (CIT) cho biết: “Từ thí nghiệm thất bại cho thấy sự chưa trưởng thành của ngành khoa học này. Chúng tôi học hỏi nhiều từ những cố gắng của họ, chủ yếu để tránh đi sai lầm mắc phải”.
Theo lời Peter Schattner (một nhà khoa học và là tác giả cuốn sách: Tình dục, tình yêu và DNA: Sinh học phân tử dạy chúng ta những gì về nhân loại): “ Phá thai từ lâu đã là một vấn đề khó khăn và gây tranh cãi, nhưng với việc ngày càng tăng sử dụng DNA của thai nhi để nhìn vào tương lai của đứa trẻ có thể sắp ra đời, vấn đề đạo đức đã được nhân lên nhiều lần”.
Khi khoa học phát triển, các bậc cha mẹ không chỉ có thể chọn một đứa con theo giới tính họ muốn, mà còn ở các tiêu chí như khả năng vượt trội của chúng về thể thao hoặc toán học.
Khi đó, những câu hỏi dạng “liệu họ có nên” sẽ càng trở nên cấp bách. Một số kịch bản có thể được đưa ra khi xã hội phải đối mặt với điều này, đó là:
Tuy nhiên, những gì nên được thực hiện với dữ liệu đó? Cha mẹ có nên biết mọi điều kiện về sức khỏe một đứa trẻ có khả năng phải đối mặt trong suốt cuộc đời chúng? Schattner nói: “Bạn cũng cần phải suy nghĩ về những mong muốn của chúng. Khi chúng đến tuổi trưởng thành, liệu chúng có muốn biết mọi thứ về cấu trúc di truyền của mình?”
Nhưng khi sự hiểu biết của khoa học về DNA được cải thiện, những bậc cha mẹ sớm có thể biết được nhiều thông tin đa dạng hơn chỉ là việc liệu một đứa trẻ tương lai có phải đối mặt với một căn bệnh nào đó hay không. Các chuyên gia y tế sẽ có thể nói với họ xem đứa trẻ (vẫn chưa được sinh ra) của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ít nghiêm trọng, chẳng hạn như khiếm thính hoặc khuyết tật trí tuệ vừa phải. Các bậc phụ huynh và xã hội sẽ sử dụng thông tin đó như thế nào?
Tuy nhiên, đó không phải là kết thúc câu chuyện của bất kỳ bậc cha mẹ muốn lựa chọn giới tính cho đứa con của họ. Bằng cách kết hợp xét nghiệm di truyền trước khi sinh với thụ tinh ống nghiệm, sẽ sớm có thể chọn những bào thai mà không cần phá thai. “Sự cám dỗ khi được đóng vai là ‘Chúa trời’, được chọn một đứa trẻ trên cơ sở của một loạt các cân nhắc phi y tế có thể trở nên quá hấp dẫn đối với một số phụ huynh. Hậu quả tiềm tàng rất đáng lo ngại”, Schattner nói.
Xã hội như một chỉnh thể cần phải hiểu được những ẩn ý, bởi vì khoa học không có khả năng đưa ra tất cả các câu trả lời.
Schattner nói: “Khoa học chỉ có thể giải quyết các câu hỏi về cái gì. Ngược lại, các câu hỏi về những điều nên hay không nên là những câu hỏi về đạo đức hay luân thường đạo lý, khoa học không bao giờ có thể có câu trả lời về những điều này”.
Những kiến thức hiện tại về gen và sự tương tác của chúng còn khá hạn chế, việc thay đổi gen mắc bệnh từ phôi có thể gặp những hậu quả không lường trước được, khi mà các thế hệ sau này của người được sửa chữa gen sẽ phải chịu những hậu quả đó. Nếu những hậu quả đó xảy ra, mọi người sẽ cảm nhận thế nào về chủng tộc và giống loài người?
Theo ĐKN