Tinh Hoa

Khảo sát hơn 6.000 người tập Pháp Luân Công ở Đại Liên, kết quả bất ngờ

Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến nhất tại Trung Quốc vào những thập niên 90 của thế kỷ trước, từng được các cơ quan nhà nước tiến hành khảo sát, đánh giá và chứng minh hiệu quả chữa bệnh rất thần kỳ.

Tháng 7/1994, đại sư Lý Hồng Chí ở lớp học Pháp Luân Công thứ hai tại Đại Liên, Trung Quốc. (Ảnh: Minh Huệ)

Tháng 02/1998, một cuộc khảo sát tình trạng sức khỏe đối với hơn 6.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Liên, Trung Quốc đã được diễn ra, hầu hết đều được báo cáo có sự cải thiện sức khỏe đáng kể. Với những người có một hay nhiều bệnh, trên 99,8% được đánh giá có sự cải thiện, các triệu chứng hoặc đã được cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn.

Trong số 6.478 học viên Pháp Luân Công được khảo sát, 6.192 người (95,59%) bị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó bao gồm những chứng bệnh như thần kinh, tim mạch, hệ niệu sinh dục, cơ xương, máu và hệ miễn dịch. Những người tham gia cuộc khảo sát này đã tập Pháp Luân Công trung bình khoảng 1,8 năm, trung bình 2 giờ mỗi ngày.

Kết quả khảo sát cho thấy, 92% những người tham gia báo cáo các triệu chứng đã biến mất hoàn toàn, 7,74% cải thiện rõ rệt, chỉ có 0,14% là không có cải thiện rõ ràng. Không có sự khác biệt nhiều giữa tỷ lệ phục hồi của những người bị nhiều hay chỉ 1 căn bệnh, lần lượt là 89,73% và 88,83%.

Khảo sát cũng nhận thấy rằng người nào càng tập lâu thì tỉ lệ phục hồi càng cao. Tỉ lệ phục hồi của những người tập luyện từ 2, 3, 4 năm lần lượt là 91,24%, 92,45%, 95,96%, điều này gợi ý rằng một người càng tập lâu thì kết quả càng tốt.

Kết quả điều tra cũng đã cho thấy rằng, những người đạt được kết quả tốt nhất đã hoàn toàn không sử dụng bất kỳ phương thức chữa trị nào. Những người tập luyện Pháp Luân Công thường không sử dụng thuốc thay thế, vitamin, bổ sung khoáng chất hay sản phẩm sức khỏe tự nhiên khác, họ xem các sản phẩm này không có lợi và thậm chí có thể gây nên sự cản trở quá trình cải thiện sức khỏe của họ.

Việc tập luyện Pháp Luân Công được đánh giá là tiết kiệm chi phí y tế to lớn do giảm thiểu đáng kể việc sử dụng chăm sóc y tế. Thông qua cuộc khảo sát, chi phí y tế hàng năm của một người sau khi bắt đầu tập luyện đã giảm đi khoảng 2.408 nhân dân tệ. Với thực tế là 62,1% số người khảo sát là ở độ tuổi (từ 50 đến 71) có nhiều bệnh phổ biến, thì khả năng số tiền tiết kiệm được còn cao hơn nhiều.

Phần lớn những người khảo sát đã cải thiện rõ rệt về tổng thể tinh thần và thể chất bao gồm cả việc tăng cường sức sống và tính linh động của thân thể, ít mệt mỏi hơn sau khi hoạt động, tăng cường trí nhớ, cải thiện thị giác và thính giác, ăn ngủ tốt hơn, tự nhận thức sức khỏe tốt hơn và gần như không có dấu hiệu của lo âu, căng thẳng hay trầm cảm.

Với kết quả 92% số người cho thấy sự biến mất hoàn toàn của các triệu chứng và chỉ 0,14% không có cải thiện rõ rệt, người ta có thể dễ dàng hiểu được tại sao các học viên vẫn kiên định tiếp tục tập luyện trong hoàn cảnh bị đàn áp tàn bạo của Giang Trạch Dân. Không ai tự nguyện chọn ốm đau, bệnh tật hay tử vong. Một người phải bị tra tấn tàn bạo chỉ để làm một việc gì đó mà hầu như không có ý nghĩa gì cả, tà sẽ không bao giờ thắng chính.

***

Pháp Luân Công là một môn rèn luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc thuộc Phật gia. Nó đồng thời sử dụng thiền, các bài tập sinh lực, và các bài giảng đạo đức làm phương tiện để tu luyện tâm và thân, với mong muốn cuối cùng là sự chuyển hóa tinh thần, ở phương Đông gọi là “giác ngộ”.

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần” được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền).

Lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công đến từ việc thực hành 5 bài công pháp và rèn luyện tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Nội hàm của nguyên lý này được giảng trong sách Chuyển Pháp Luân của Ông Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu, Ông Lý Hồng Chí yêu cầu người học viên phải vừa luyện động tác, và tu tâm thêm vào đó trong cuộc sống hằng ngày.

Theo Minh Huệ