Tinh Hoa

Khám phá vùng đất võ thuật huyền bí của dân tộc Choang

Trong lịch sử, võ thuật tộc Choang đã phát huy uy lực cực lớn trong các cuộc chiến chống lại giặc lùn vượt biển sang cướp phá vùng Lưỡng Quảng.

Dân tộc Choang (còn gọi là người Chàng, Tráng) là dân tộc thiểu số có số nhân khẩu đông nhất Trung Hoa, hiện lên tới 18 triệu người sống chủ yếu tại khu vực sông Minh Giang, Tả Giang của tỉnh Quảng Tây. Nhà nước Trung Quốc sau khi thành lập năm 1949 đã lập ra khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây vào năm 1958.
Các thiếu nữ dân tộc Choang trong ngày hội. Nguồn: Rravel china.net.

 

Trong các tranh vẽ trên vách đá Hoa Sơn do tổ tiên người Choang sống ở lưu vực Tả Giang để lại, có bức tranh dài tới 130m, cao tới 40m, vẽ hình tập trung khoảng 3.000 người. động vật và khí cụ, qua đó phản ánh rõ nét trình độ võ thuật của dân tộc Choang và gợi lại những cuộc chiến tranh từ xa xưa. Đây cũng là tư liệu vô cùng quý báu về nguồn gốc võ thuật người Choang. Tranh vẽ trên vách đá Hoa Sơn vẽ người với đường nét đơn giản, chắc khỏe, động tác chiêu thức rõ ràng, phát lực mạnh mẽ, thần thái oai phong. Phần lớn các hình người đứng tấn kiểu mã bộ và nửa mã bộ, linh hoạt ẩn hiện, sinh động phong phú.

 

Đàn ông dân tộc Choang trong bài múa cưỡi ngựa. Nguồn: Chinaculture.org.

 

Vật phẩm trong tranh vẽ trên vách Hoa Sơn cũng được tạo hình sống động, có trống đồng, đao, trường thương, thủ phiêu (phiêu ném), kiếm, mã tấu, nỏ núi (sơn nỗ), tên tre… đủ nói lên sự phát triển đa dạng trong văn hóa cũng như vũ khí của dân tộc Choang đã được hình thành với khí thế hừng hực từ ngàn năm trước.

 

 Hình vẽ phản ánh võ công ngàn năm trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây. Nguồn: Chinaculture.org.

 

 

Ngoài những thứ kể trên, trong nhóm tượng ở Ninh Minh Hoa Sơn có con vật 4 chân, tướng mạo như chó sói, một tay cầm phi đà (quả cân ném- một biến thể của chùy lưu tinh), lưng đeo bảo kiếm, hai chân gập gối dạng ra khuỵu xuống, ưỡn ngực, đè hông thành tấn mã bộ vững vàng trầm chắc. Đây được coi là vật tổ của dân tộc Choang có võ công phi phàm.

 

 Lão võ sư dân tộc Choang đang truyền dạy trường thương cho thiếu nhi. Nguồn: News.cn.

 

 

Trong lịch sử, võ thuật dân tộc Choang đã phát huy uy lực cực lớn trong các cuộc chiến chống lại giặc lùn (Nụy khấu- cách gọi miệt thị người Nhật Bản) vượt biển sang cướp phá vùng Lưỡng Quảng. Theo sách “Quy thuận châu chí” viết: Năm Minh Gia Tĩnh thứ 34 (năm 1555), có một phụ nữ người Choang quen sử dụng song đao tên là Ngõa Thị phu nhân chỉ huy trai tráng người Choang dùng mộc chắn và mã tấu, trường thương phát huy tác dụng che chắn và sức tấn công dài của thương đã đại phá đội quân chủ lực dùng súng hỏa mai của Nụy khấu, chặt đầu thủ lĩnh và tiêu diệt hơn 300 kẻ địch.

Một võ sư già đang dạy quyền thuật Choang cho thiếu nhi. Nguồn: News.cn.

 

Vào năm 1851, đời nhà Thanh, Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh đã thống lĩnh giáo dân làm cuộc khởi nghĩa với tên gọi là Thái Bình Thiên Quốc, thế lực lan ra 17/18 tỉnh của Trung Quốc, sau đó thành lập nên ‘Thiên Quốc’, đóng đô ở Thiên Kinh (tức Nam Kinh). Năm 1854, cuộc khởi nghĩa đã bị nhà Thanh dựa vào các thế lực đế quốc dẹp tan. Trong các tướng sĩ Thái Bình Thiên Quốc, có rất nhiều cao thủ người dân tộc Choang như Tiêu Triều Quý, Đàm Thiệu Quang. Sau khi thất bại, hầu hết các cao thủ võ thuật người Choang lánh nạn vào những nơi hẻo lánh, hoang vu, tiếp tục truyền lại võ công ngàn đời cho hậu thế.

 
Theo kienthuc.vn