Dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm gia tăng mâu thuẫn nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đấu tranh ở Trung Nam Hải khốc liệt chưa từng thấy. Gần đây, trên mạng lan truyền “Thư kiến nghị” được chuyển tiếp từ Hồng nhị đại (thế hệ thứ hai của lớp lãnh đạo ĐCSTQ) Trần Bình, thảo luận về quyền lực của Tập Cận Bình, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trần Bình, Chủ tịch Tập đoàn truyền hình Ánh Dương (SUNTV), cha của ông là một quan chức cấp cao của ĐCSTQ, bởi vậy ông Trần là một “Hồng nhị đại” điển hình. Vài ngày trước, ông đã chuyển tiếp thư kiến nghị cho các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và các nguyên lão đã nghỉ hưu thông qua WeChat.
Bức thư kiến nghị này yêu cầu chính quyền triệu tập một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương, thảo luận vấn đề đi hay ở của Tập Cận bình, và kiến nghị ban lãnh đạo 3 người gồm Lý Khắc Cường, Uông Dương và Vương Kỳ Sơn phụ trách tổ chức cuộc họp.
Phần cuối của thư kiến nghị còn biểu thị: “Việc đánh giá công tác chấp chính của Tập Cận Bình kể từ khi ông nhậm chức cũng không kém quan trọng so với việc lật đổ Tứ Nhân Bang. Việc đánh giá đường lối cầm quyền của Tập Cận Bình quan trọng hơn định vị lịch sử của Phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Trung ương khóa 11”.
Thư kiến nghị được Trần Bình gửi đi đã gây nên một làn sóng dư luận trên mạng Internet. Vào ngày 1/4, Trần Bình đã phá vỡ 10 năm im lặng, giải thích nguyên do gửi bức thư này thông qua video trên nền tảng mạng xã hội Youtube. Vì thế, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã có một cuộc phỏng vấn độc quyền với Trần Bình.
Theo RFA, trong cuộc phỏng vấn, ông Trần Bình cho biết dư luận đang rất quan tâm đến việc ông công bố bức thư, chủ yếu là vì bức thư đại diện cho một xu hướng dư luận, nhưng xu hướng này có thể đại diện nhiều hơn cho lợi ích của một nhóm quyền lợi.
Ông Trần Bình cho biết, đề nghị của bức thư về việc tổ chức hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị là không thể xảy ra. Hệ thống hiện hành khiến điều này không thể xảy ra. Nói chung, đó là một hội nghị nội bộ của Đảng để giải quyết xung đột nội bộ, hoặc để giải quyết vấn đề chức vụ của người lãnh đạo, ở góc độ nhất định có thể xem là cuộc đảo chính nội bộ. Nhưng vấn đề là tại sao họ lại cố tình công khai ra ngoài trước? Đáng lý phải thực hiện trong bí mật.
Tuy nhiên, ông Trần Bình thừa nhận bức thư cho thấy có những vấn đề liên quan đến “xu hướng chính trị”. Ông cho rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi, vẫn đang diễn ra; nhưng loại thay đổi này là dạng thay đổi trong trạng thái tương đối ổn định.
Ông nói, nếu bạn không xem xét tầng lớp rộng lớn và tất cả các khía cạnh liên quan, thì việc xảy ra biến của Trung Quốc đại lục là điều không thể. Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, ít nhất 70 triệu người trong số họ cảm thấy rằng có quan hệ lợi ích với thể chế này.
Đồng thời, tầng lớp thứ 2 và tương đối có lực lượng ở Trung Quốc là tầng lớp doanh nghiệp, tầng lớp này có trụ sở tại Trung Quốc, đương nhiên họ hy vọng Trung Quốc Đại lục: thứ nhất là ngày một tốt hơn; thứ hai là hy vọng quyền lực bị hạn chế. Nhưng trên hết, họ vẫn hy vọng đừng loạn.
Nói về Hoa Kỳ, bao gồm cả giới chính trị, doanh nghiệp và tư bản, họ cũng hy vọng Trung quốc sẽ tiếp cận hướng đi của giá trị phổ quát, nhưng cũng đừng gây ra bất ổn.
Về việc liệu Tập Cận Bình có từ chức hay không, Trần Bình cho rằng, dù Tập Cận Bình rớt đài hay bị buộc phải thay đổi, cả hai điều này đều có khả năng. Cho dù đó là rớt đài hay thay đổi, dòng chảy ngầm của dân ý được tiết lộ trong bức thư này đã khiến mọi người nhận ra rằng đất nước này nên đi theo hướng nào.
Trần Bình cho rằng, Tập Cận Bình là một người có mơ ước. Không loại trừ khả năng ông Tập sẽ chuyển hình sang dân chủ, nhưng ông cũng nói rằng điều này rất khó khăn.
Phóng viên hỏi: “Nhưng giấc mơ này của Tập Cận Bình là giấc mơ không tưởng hay là giấc mơ dân chủ?”. Trần Bình nói: “Có thể thay đổi giấc mơ mà”. Ngoại giới cho rằng, câu này của Trần Bình có ý tứ rất sâu xa.
Ngay từ ngày 23/3, trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên VOA, Trần Bình nói rằng ông nhận được bức thư kiến nghị này trong nhóm WeChat, cảm thấy nó ôn hòa và lý tính, nên đã chuyển tiếp, cũng không biết danh tính người đưa ra bức thư kiến nghị này.
Ông còn biểu thị, sở dĩ bức thư này có tiếng vang lớn, là bởi vì Trung Quốc đang trong thời buổi rối ren, bức thư kiến nghị này đã phản ánh suy nghĩ của rất nhiều người bây giờ, đặc biệt là những người ở trong thể chế.
Tân Hạo Niên, một nghiên cứu sinh bậc sau tiến sĩ và là học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, đã chuyển tiếp bức thư này trên Twitter, ông bình luận rằng tán thành Tập Cận Bình xuống đài, nhưng ĐCSTQ cũng nhất định phải xuống đài, chứ không phải một mình ông Tập.
【立即召开紧急政治局扩大会议讨论习是否下台的公开信】习隐瞒疫情祸国殃民祸害全球,使中国和世界数千上万人死于非命,使中国和全球经济受到严重冲击,使中国对外关系空前紧张孤立。习的所作所为严重损害中国人民利益和世界和平。习在国内和中共党内天怒人怨,习在世界空前孤立。倒习已是人所共识! pic.twitter.com/zEwCUhefhe
— 韩连潮 (@lianchaohan) March 21, 2020
Còn có bình luận nói, bất kể ai lên hay xuống, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đều không thể giải quyết được vấn đề căn bản. Các nhà lãnh đạo khóa trước của ĐCSTQ đều luôn đặt quyền lợi của ĐCSTQ lên trên lợi ích nhân dân. Chỉ khi nhân dân Trung Quốc nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, từ bỏ ĐCSTQ, lúc đó mới có thể thay đổi hiện trạng của Trung Quốc.
Gia Hưng (Theo NTDTV)