Ngày 3/11, người biểu tình Hồng Kông phát động “Diễu hành khẩn cấp 7 khu phố” phản đối hành động bạo lực của cảnh sát. Trong quá trình diễu hành, cảnh sát đã dùng bạo lực để giải tán, dẫn đến sự kiện khiến 6 người bị thương, người triệu tập của đảng Dân chủ Động lực là Triệu Gia Hiền bị một người nói tiếng phổ thông cắn mất tai, hai người khác trong tình trạng nguy kịch.
Trong ngày 2/11, nhiều hội nghị, mít-ting đã diễn ra tại Cửu Long (Kow Loon), trong đó Vịnh Causeway và nhiều nơi khác trở thành trọng điểm bị trấn áp, 200 người bị bắt, nhiều người bị thương, 54 người được đưa đến bệnh viện.
1h ngày 3/11, người biểu tình khởi xướng “diễu hành khẩn cấp 7 khu phản đối bạo lực cảnh sát” ở Tamar Park, Admiralty (Kim Chung), sân bóng MacPherson ở Mong Kok, quảng trường Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin), Khu thương mại siêu cấp Tai Po, Sa Điền (Sha Tin), công viên Thuyên Loan (Tsuen Wan), khu vui chơi ở quảng trường Đồng Môn (Tuen Mun). Nhiều cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra.
Vụ đổ máu tại khu Thái Cổ (TaiKoo) nghi ngờ liên quan đến bạo lực cảnh sát
Khu Thái Cổ không phải là địa điểm diễn ra “diễu hành 7 khu”, nhưng tại đây có hoạt động “Hội nghị mít-ting nối vòng tay khu Đông”. Những người trẻ tập trung tại đây nối tiếp với nhau tạo thành vòng tròn lớn, hô to khẩu hiệu và hát vang bài hát “Nguyện vinh quang trở lại Hồng Kông”, hoạt động diễn ra ôn hòa, không có hành vi đập phá.
Tuy nhiên đến chạng vạng 6h30, cảnh sát đột nhiên xông vào trung tâm mua sắm chế ngự người biểu tình và bắt đi 2 người khiến các nhân sĩ tại đây bất mãn, một nhân viên cảnh sát giơ súng đe dọa người dân, rồi tiếp tục tra xét xung quanh, nhân viên các cửa hàng khóa chặn cửa ra vào.
Sau khi cảnh sát xông vào, nghị viên Hồng Kông chỉ trích gay gắt khiến đụng độ xảy ra, dẫn đến hành vi bạo lực đẫm máu đáng sợ.
Khi đó là 7h40, một người đàn ông nói tiếng phổ thông mặc áo màu xám tranh cãi với người biểu tình Hồng Kông, đột nhiên trong ba lô rút ra con dao dài chém đối phương, khiến một cặp vợ chồng bị thương, sau đó người này hô lớn “Quang phục Đài Loan”.
Sau đó nghị viên khu TaiKoo, người triệu tập của đảng Dân chủ Động lực Triệu Gia Hiền tiến vào can ngăn thì bị hung đồ cắn mất vành tai trái. Lúc đó nhiều người cố gắng tách hai người ra nhưng không thành công, có người giúp nhặt phần vành tai bị đứt lìa.
Tin tức từ Hồng Kông cho biết, sự kiện khiến 6 người bị thương, ít nhất 4 người bị đâm gây thương tích, hai người bị thương nghiêm trọng, dưới đất loang máu tươi. Hung thủ bị người biểu tình truy đánh, chế ngự, sau cảnh sát mới có mặt ở hiện trường.
Nghị viên dân chủ Đồ Cẩn Thân tối đó đã đến bệnh viện thăm Triệu Gia Hiền, và nói với phóng viên, Triệu Gia Hiền đã được đưa vào phòng cấp cứu, phần tai không biết có thể khâu lại không và còn chờ chuẩn đoán của bác sĩ.
Tờ Apple Daily của Hồng Kông cho biết, nghị viên Hội đồng Lập pháp Lâm Trác Đình đặt nghi vấn, cảnh sát nhiều lần xông vào các cửa hàng bắt đi nhiều người, nhân viên cảnh sát thường gây xích mích ở hiện trường khiến người dân bất mãn. Nhưng khi cảnh sát vừa rời khỏi thì sự kiện liền phát sinh, vậy “liệu cảnh sát có tránh nhiệm bảo vệ thị dân hay không?”.
Cũng có bài viết chỉ ra, người hành hung trong ba lô có giấu dao, nghĩa là đã dự định tấn công người biểu tình.
Vụ chém người này rất nhiều điểm nghi ngờ:
– Đối tượng hành hung hô lớn “Quang phục Đài Loan” lẽ nào là cố ý giá họa cho người Đài Loan?
– Ngoài việc dùng dao chém người, hung thủ còn cắn tai người. Video ghi hình sự kiện cho thấy người đàn ông này vào lúc cắn người đang ở trong trạng thái điên cuồng phấn khích, tựa hồ như vừa uống thuốc kích thích.
– Video ghi hình sự kiện cũng cho thấy cảnh sát khi xuất hiện đã không lập tức còng tay, chọn dùng phương thức xử lý nửa vời.
– Nhân viên cảnh sát khi khống chế người biểu tình thông thường là 4 – 5 người thô bạo đối phó 1 người, cho dù là nữ cũng trói tay đối phương lại. Trong khi đó, hành động của cảnh sát đối với hung thủ có phần ngược lại.
Hai phóng viên ở Taikoo bị cảnh sát bắt giữ
Mặt khác, tại khu Taikoo, cảnh sát còn bắt giữ 2 phóng viên, một là phóng viên ảnh của tờ Stand News, người còn lại là phóng viên ban biên tập Đại học Baptist Hồng Kông, lúc ấy cả hai đều đeo thẻ chứng nhận phóng viên.
Phóng viên Đại học Baptist Hồng Kông lúc bị bắt đã hô lớn về phía các phóng viên khác: “Tôi sẽ không tự sát”, rồi chỉ vào nhân viên cảnh sát từng đe dọa sẽ “kê gian” (cưỡng dâm nam) mình.
Ban biên tập Đại học Baptist Hồng Kông chỉ trích việc cảnh sát bắt người vô cớ, chèn ép tự do tin tức, họ cũng lập tức đề xuất nhà trường có hướng xử lý bảo vệ sinh viên.
Tờ Stand News nói, phóng viên tại hiện trường có quyền phỏng vấn, họ cũng yêu cầu cảnh sát giải thích nguyên nhân bắt giữ phóng viên và lập tức để người bị bắt tiếp xúc truyền thông và liên hệ luật sư.
Khải Hoàn (Theo Epoch Times)