Qua hai sự kiện gần đây là NBA và đàm phán thương mại Trung – Mỹ có thể thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không bao giờ thực sự nhượng bộ bất kỳ ai, người Hồng Kông nếu không lựa chọn đứng lên thì cũng không còn con đường nào khác.
Gần đây có 2 sự kiện khiến người ta cảm thấy khôi hài. Một là giải bóng rổ NBA, chỉ vì giám đốc Daryl Morey của đội Houston Rockets thuộc NBA đăng một dòng Tweet “Chiến đấu vì tự do, ủng hộ Hồng Kông” đã khiến cho phía Trung Quốc phong tỏa toàn diện Hiệp hội Bóng rổ Mỹ và đội Houston Rockets, còn liên tục khua chiêng múa trống, kêu gọi cả Bộ Ngoại giao rồi đài truyền hình, rồi hô hào lòng yêu nước, dường như là muốn tuyệt giao với Mỹ.
Thế nhưng đột nhiên trong một đêm lại trở giọng, cấp trung ương tỏ ra mềm mỏng, rồi lập tức toàn quốc nín thinh, trận đấu bóng rổ của NBA tại Thâm Quyến ngày 12/10/2019 mặc dù không phát sóng trực tiếp và đang bị nhiều người kêu gọi tẩy chay, nhưng tại nhà thi đấu vẫn chật kín người tới xem. Sang ngày 14/10, Tencent đã âm thầm khôi phục việc phát trực tiếp các trận đấu của NBA, sau đó nhiều người trước đó tẩy chay NBA đã phải thốt lên “Chúng ta bị lừa rồi!”.
Vốn dĩ người Mỹ chưa hẳn đã quan tâm đến Hồng Kông, nhưng đến lúc này thì không những quan tâm đến Hồng Kông, mà còn có nhiều người căm thù ĐCSTQ. Nước Mỹ là quốc gia dân chủ, nghị sĩ phải lắng nghe người dân, tổng thống cũng không thể làm trái ý dân, vì vậy, ĐCSTQ sẽ luôn phải đối diện với lòng thù địch của chính quyền và người dân Mỹ.
Vì sự kiện NBA đã hạ nhiệt, cho dù hình thế có bức bách, cũng không cần đem một việc không đáng gì mà thổi phồng lên. Người Trung Quốc cũng thật là biết nghe lời, đảng nói một câu đã lập tức nghe theo. Trước đây chửi người Mỹ cũng nghe theo, bây giờ không chửi cũng nghe theo, đảng vĩnh viễn là đúng.
Một sự kiện khác là đàm phán thương mại Trung – Mỹ, các nhà phân tích cho rằng ĐCSTQ đã phải trả giá rất nhiều. Đối với lần lật mặt trước đó của ĐCSTQ, nước Mỹ đã áp đặt thuế quan để trừng phạt. Hiện tại ĐCSTQ phải dùng một số tiền lớn hơn gấp bội để mua đậu nành và thịt lợn từ Mỹ, chấp nhận khai mở thị trường tài chính, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ…
Mà Mỹ chỉ nhượng bộ một bước là không tăng thuế thêm 5% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực từ thứ Ba (15/10), nhưng cũng chỉ là tạm gác lại mà thôi, chứ không phải là hủy bỏ. Nói cách khác, Trung Quốc lần trước nếu như không lật lọng, thì trong lần đàm phán này đã không phải chịu thiệt thòi lớn như vậy.
Mua vào một lượng lớn đậu nành và thịt lợn của Mỹ, đây là một nhượng bộ khác đã đi ngược lại chính sách đã thiết lập ban đầu của ĐCSTQ. Lúc trước không mua đậu nành và thịt lợn, là đang cố gắng ngăn cản ông Trump tái đắc cử, lần này lại mua một lượng lớn nông sản, chẳng phải là giúp cho Trump sao?
Vì sao phải nhượng bộ bước này? Thực ra là do Trung Quốc đã đến hoàn cảnh khốn cùng. Đậu nành là thức ăn của lợn, dịch tả lợn làm cho nguồn cung thịt lợn ở Trung Quốc bị thiếu hụt, theo dự đoán của nhà nông học người Mỹ gốc Hoa, phải mất 7 năm thì mới có thể phục hồi lại như cũ.
Người Trung Quốc không thể một ngày không ăn thịt lợn, giá thịt lợn tăng cao lại gây ra lạm phát, nếu không khống chế được, đến lúc đó phiền toái càng lớn hơn. Bởi vậy, giữa việc giúp ích cho Trump tái đắc cử và đảm bảo nguồn cung ứng thịt lợn, thì đành phải chọn cái ít có hại hơn.
ĐCSTQ xưa nay không phải là rất cứng rắn, bách chiến bách thắng, vĩnh viễn không nhượng bộ hay sao? Xem ra thì không phải vậy. ĐCSTQ là theo chủ nghĩa cơ hội, người theo chủ nghĩa cơ hội sẽ tùy cơ hội mà thay đổi nguyên tắc. ĐCSTQ và Mỹ đối với vấn đề Triều Tiên thì không đội trời chung, thế nhưng đối với Nga thì lập tức trở mặt, quay lại với Mỹ, hóa thù thành bạn.
Vào lúc điều 23 “Luật cơ bản” được đưa ra năm 2003, Hồng Kông mới có hơn nửa triệu người bước xuống đường, mà Trưởng Đặc khu khi đó là Đổng Kiến Hoa đã phải từ chức. Vì sao vậy? Bởi vì lúc ấy lực lượng của ĐCSTQ còn chưa đủ, không dám quá đắc tội với người dân Hồng Kông, cân nhắc lợi hại, nên mới đành phải nhượng bộ.
Bởi vậy, ĐCSTQ có nhượng bộ hay không, cho tới bây giờ chưa từng dựa vào một nguyên tắc nào, tất cả chỉ dựa vào quan hệ lợi hại. Nếu như hại lớn hơn lợi, hơn nữa lại tới mức không chịu được, vậy thì nó sẽ nhượng bộ, thật khiến cho người khác phải kinh ngạc.
ĐCSTQ lúc này, đương nhiên không thể so sánh với lúc đưa ra điều luật 23, nhưng ĐCSTQ phải chăng sẽ tuyệt đối không nhượng bộ?
Oán khí tích tụ nhiều năm qua của người dân Hồng Kông cuối cùng đã trở thành phong trào phản đối dự luật dẫn độ. Nhiều năm qua vẫn dùng hình thức ‘hòa lý phi” (hòa bình, lý trí, phi bạo lực), thì nay đã sinh ra nhóm người trẻ tuổi theo phái ‘dũng vũ’, người Hồng Kông trong quá trình đấu tranh đã trở nên dần thành thục.
Trong 4, 5 tháng trở lại đây, Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tung ra hết chiêu, chẳng những không dẹp được tình trạng rối loạn, mà còn làm người dân thêm oán hận, tình hình bây giờ đã không thể vãn hồi được nữa. Dựa vào Lâm Trịnh thì không thể làm cho tình hình ở Hồng Kông yên ổn trở lại được, ĐCSTQ đã biết rõ điều này, chỉ là chưa hạ quyết tâm, chưa biết tiến thoái như thế nào.
Chi phí đàn áp quá cao, nếu như không phải là bất đắc dĩ cơ bản là sẽ không làm, chi phí nhượng bộ cũng không phải là thấp, đã thế còn mất mặt, nhưng tình hình hỗn loạn đang kéo dài, bởi vì phong trào phản kháng của quần chúng rất dễ lây lan, có thể ảnh hưởng đến cả Trung Quốc Đại lục, người dân có thể sẽ học theo, sự tình có thể trở nên rất nghiêm trọng.
Rất nhiều người đều cho rằng ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không nhượng bộ, thực ra thì vẫn có một chút hy vọng. Mấu chốt là ở chỗ ĐCSTQ còn phải xem thực lực của chính mình, cùng với tình thế ở trong nước và quốc tế sẽ tiến triển như thế nào.
Đoán chừng lạc quan thì liền cho quân giải phóng đi qua La Hồ (Thâm Quyến); đoán chừng không lạc quan, thì lại kéo dài sự tình; đợi đến lúc cảm thấy bi quan, nhượng bộ chính là lối thoát. Cuối cùng thì vẫn không phải là ĐCSTQ nhượng bộ, mà là không còn con đường nào khác để đi.
Đối với người Hồng Kông mà nói, cũng chỉ có tiến hoặc lùi, lựa chọn quỳ gối hoặc đứng lên. Quỳ gối nếu như có thể sống, thì xem thử sẽ sống như thế nào? Tham sống sợ chết thì cũng là sống, nhưng là sống dưới sự vô sỉ vô đạo của Lâm Trịnh, sống dưới thú tính bạo ngược của cảnh sát tà ác, đó là sống không bằng chết, đã sống không bằng chết, chi bằng hãy chết thật vui vẻ. Nếu như đứng lên mà có một cơ hội để sống, không nhất định chết, vậy thì ngại gì mà không đứng lên.
Tác giả: Nhan Thuần Câu
Minh Huy (Theo Secretchina)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)