Tinh Hoa

Hơn 5.000 người kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, trên bầu trời xuất hiện cảnh tượng thần kỳ

Tiếp nối truyền thống có từ hơn 20 năm trước, hàng ngàn người đã cùng tham gia sự kiện kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc. Và trong ngày này, trên bầu trời đã xuất hiện một hiện tượng vô cùng kỳ diệu.

Khoảng 5,200 người tụ họp để tham gia xếp chữ tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021. (Ảnh:Chen Po-chou/The Epoch Times)

Hôm 01/05, Quảng trường Tự do mang tính biểu tượng của Đài Loan đã trở thành sân khấu cho một cảnh tượng rung động lòng người: khoảng 5.200 người trong trang phục rực rỡ đã ngồi xếp thành một hình ảnh khổng lồ để kỷ niệm gần 3 thập kỷ kể từ khi môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) được truyền ra công chúng.

Đây là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, bao gồm năm bài công pháp tĩnh tại và các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Những người tham gia là các học viên Pháp Luân Công địa phương ở Đài Loan.

Bà Trương Cẩm Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan cho biết các học viên Đài Loan xếp chữ để bày tỏ lòng biết ơn vô tận đối với Sư tôn, người đã hồng truyền Đại Pháp vô cùng mỹ hảo và thù thắng.

Bà nói: “Thực tế, bản thân học viên nào cũng từng trải qua việc cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Tôi tin rằng các học viên Đại Pháp trên toàn thế giới đều giống nhau. Sau khi tu luyện Đại Pháp, họ đã thực sự bước vào trạng thái rất tự tại và cảnh giới tường hòa của sinh mệnh.”

Các học viên được sắp xếp tạo thành một cụm từ ngắn bằng Hán tự quốc ngữ, với thông điệp “Chúc mừng sinh nhật Sư tôn và Kỷ niệm 29 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền”.

Cách đây 29 năm vào ngày 13/05, ông Lý đã giới thiệu môn tu luyện tinh thần này tại vùng đông bắc Trung Quốc, ngày này cũng là ngày sinh nhật của ông. Kể từ năm 2000, ngày này đã được các học viên và những người ủng hộ Pháp Luân Công tôn vinh là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Ảnh: Chụp từ màn hình Twitter ông Frank Fang.

Những học viên khác mặc áo choàng và mũ trùm đầu màu hồng tạo thành hai quả đào. Hai quả đào này, trong tiếng Trung Quốc còn được gọi là “những quả đào trường thọ,” là một món phổ biến được thết đãi trong các dịp sinh nhật dành cho các bậc cao niên để tôn vinh những thành tựu của họ khi đã đến tuổi xế chiều.

Phía trên dòng chữ Hán là hai thiên nữ – hình ảnh những vị thần tiên thường gắn liền với văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Sự kiện xếp hình này là kết quả của ba ngày chuẩn bị ráo riết bắt đầu từ hôm 28/04. Ban tổ chức đã trải các tấm thảm được phối hợp màu sắc để tạo ra đường nét của hình ảnh, khi mà công việc của họ trở nên khó khăn hơn do trời mưa suốt hai ngày trước khi diễn ra sự kiện này. Tuy nhiên, thời tiết đã trong trẻo vào ngày thứ Sáu (30/04).

Hiện tượng kỳ diệu xuất hiện trên bầu trời

Sáng thứ Bảy (01/05), mặc dù trời có sương mù nhưng vào buổi trưa mặt trời đã ló rạng khi những người tham gia sự kiện đang ngồi trên chiếc thảm để chờ chụp những bức ảnh từ trên không. Ngay sau đó, một vầng hào quang kỳ diệu xuất hiện xung quanh mặt trời, làm chói mắt những người tham gia ở phía bên dưới.

Bà Hoàng Xuân Mai, người tổ chức sự kiện đồng thời là phó chủ tịch Phật Học Hội Đài Loan, cảm khái nói rằng khi các đệ tử Đại Pháp trên thế giới chúc mừng sinh nhật Sư phụ, Mặt trời cũng tỏa sáng với những vòng hào quang đầy màu sắc trên bầu trời.

Vòng hào quang xuất hiện xung quanh Mặt trời ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021.
Vòng hào quang xuất hiện xung quanh Mặt trời ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021. (Ảnh qua epochtimes.com)
Một vòng ánh sáng kỳ diệu xuất hiện xung quanh mặt trời ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021. (Ảnh: Chen Po-chou/The Epoch Times)

Truyền thống

Bà Hoàng Xuân Mai nói với The Epoch Times rằng mặc dù các học viên Đài Loan đã tổ chức sự kiện thường niên này được hơn 20 năm, nhưng họ vẫn đang tìm cách để cải tiến.

Chẳng hạn như, năm nay đánh dấu lần đầu tiên hình ảnh liên quan đến nhiều Hán tự—14 chữ—điều này khiến việc phối hợp giữa những người tham gia trở nên khó khăn hơn, theo bà Hoàng. Hình ảnh hai quả đào năm nay cũng là lần đầu tiên được sử dụng.

Truyền thống hàng thập kỷ này ở Đài Loan không bắt nguồn từ hòn đảo này. Nó bắt đầu ở Trung Quốc vào những năm 1990, khi các học viên Pháp Luân Công vẫn có thể công khai tập luyện và tổ chức các hoạt động quần chúng.

Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc phát động một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc bao gồm cả những vụ bắt giữ hàng loạt và tuyên truyền thù hận vào tháng 07/1999, hoạt động này đã được các học viên ở hải ngoại tiếp tục duy trì.

Khoảng 5,200 người tụ họp để tham gia hoạt động xếp chữ tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021. (Ảnh: Chen Po-chou/The Epoch Times)

Bên cạnh việc chúc mừng sinh nhật ông Lý và kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, bà Hoàng cho biết sự kiện này còn là một hành động bác bỏ sự ngạo mạn của chính quyền Trung Quốc. Khi bắt đầu cuộc đàn áp, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tự tin tuyên bố rằng Pháp Luân Công sẽ bị “xóa sổ” trong vòng ba tháng. Nhưng hơn hai thập kỷ sau, môn tu luyện này vẫn đang thu hút những người mới theo học, bà Hoàng cho biết.

Bà nói thêm rằng vào năm 1994, hai năm sau khi ông Lý phổ truyền môn tu luyện này, nhóm người Đài Loan đầu tiên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Wu Ching-hsiang, một kiến trúc sư đã nghỉ hưu – người đã tạo ra bản thiết kế cho hình ảnh này, nói với The Epoch Times rằng mục đích của việc bố trí hai thiên nữ là để truyền tải cảm giác hân hoan khắp vũ trụ trong ngày này.

Ông Wu nói thêm rằng việc tổ chức sự kiện có sự tham gia của hàng nghìn người trong thời kỳ đại dịch sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự thành công của chính phủ Đài Loan trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, nguyên nhân gây ra căn bệnh Covid-19.

Sau khi việc xếp chữ kết thúc, các học viên đứng thành hàng dài để thực hiện các bài công pháp tĩnh tại của Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia luyện công chung ở Đài Bắc, Đài Loan, hôm 01/05/2021. (Ảnh: Chen Po-chou/The Epoch Times)

Chia sẻ của những người tham gia

Cô Debbie Tung – nhà thiết kế đồ họa và nghệ thuật thị giác 28 tuổi, người tham gia sự kiện này, cho biết cô đã tham gia sự kiện thường niên này ít nhất bốn lần sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Cô Tung nói: “Lần đầu tiên tham gia, tôi đã bị choáng ngợp. Tôi thấy nó rất bình yên. Khi tôi ngồi ở đó và lắng nghe bản nhạc được phát [bởi ban tổ chức], tôi đã có được khoảnh khắc thanh bình.”

Sau khi tham gia tu luyện, cô Tung cho biết sức khỏe tinh thần và thể chất của cô đã được cải thiện đáng kể so với những người cùng tuổi. Trên hết, là một nhà thiết kế cô cho biết kỹ năng của cô đã được cải thiện, và nói thêm rằng cô thường có cảm hứng tuôn trào.

Ông Jackie Lin, 48 tuổi, giám đốc kế hoạch sản xuất của một công ty chất bán dẫn, cho biết ông đã nhiều lần tham gia sự kiện xếp chữ thường niên này kể từ năm 2014. Ông cho biết ông đã tìm thấy mục đích mới trong đời nhờ tu luyện.

Nhiều người dân địa phương đứng gần đó để theo dõi khi sự kiện này đang diễn ra.

Bà Wu, một bà nội trợ, cho biết đây là lần thứ hai bà xem sự kiện xếp chữ này tại Quảng trường Tự do. Bà mô tả khung cảnh này là một màn trình diễn “ngoạn mục và hoành tráng.”

Một người dân địa phương khác, ông Liu – nhân viên bán hàng trong ngành công nghiệp xe hơi, cho biết ông ấn tượng về cách các học viên tuân thủ trật tự khi họ đi đến vị trí của mình để tạo hình. Đây là lần đầu tiên ông Liu tận mắt chứng kiến sự kiện này, mặc dù ông đã xem những bức ảnh về các sự kiện trước đó trên mạng.

Ông Liu bày tỏ sự lo ngại về cuộc đàn áp đang diễn ra đối với môn tu luyện này ở Trung Quốc, mô tả nó là “cực kỳ vô nhân đạo.”

Bà Trương Cẩm Hoa chỉ ra rằng: Mặc dù các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục đã phải chịu sự bức hại to lớn từ ĐCSTQ, nhưng trong nhiều năm qua, họ đã tiếp tục tu luyện lòng từ bi, dũng khí cùng trí tuệ hướng đến người Trung Quốc, thậm chí hướng đến những người đã và đang bức hại họ trong đội ngũ công an-kiểm soát-tư pháp để giảng chân tướng. Kết quả là cho đến nay đã có hơn 370 triệu người tuyên bố thoái xuất đảng, đoàn, đội, không còn đứng chung hàng ngũ với tà ác, lựa chọn một tương lai tươi sáng cho bản thân. Bà tin rằng đây sẽ là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử.

Ủy viên Hội đồng thành phố Đài Bắc Lin Ying-meng kêu gọi người Đài Loan và các nước láng giềng lên án Trung Cộng vì những vi phạm nhân quyền của nó, bao gồm cả những vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công và những người Cơ đốc giáo.

Bà Lin nói trong một cuộc phỏng vấn với ấn bản The Epoch Times ở Đài Loan rằng, “Tôi hy vọng rằng Đài Loan có thể là bến đỗ an toàn cho tất cả các nhóm dân tộc khác nhau và những người bị [Bắc Kinh] đàn áp. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ những người bị Trung Cộng đàn áp.”

Thái Kỳ Xương – phó viện trưởng lập pháp nói rằng: Các hoạt động khác nhau do các học viên Pháp Luân Công quảng bá trong một thời gian dài đã khiến mọi người ngày càng hiểu sâu hơn về Pháp Luân Công. Ngoài việc trừ bệnh khỏe thân thì giá trị đằng sau vô cùng to lớn, đối với xã hội tự do dân chủ ở Đài Loan và các quốc gia thuộc Liên minh Dân chủ Toàn cầu đều sản sinh năng lượng thuần chính.

Thái Kỳ Xương tin tưởng rằng vì các học viên Pháp Luân Công đều tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn cho nên bất kể bị đàn áp nghiêm trọng như thế nào, thì đều có thể kiên trì cho đến hôm nay. Họ đã cho cả thế giới một cái nhìn chính diện đầy ý nghĩa. Ông nói: Nhân ngày sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Công, tôi chúc phúc cho tất cả các học viên Pháp Luân Công và mong họ kiên định với lý niệm của mình và tiếp tục phát huy năng lượng Chân – Thiện – Nhẫn ra khắp thế giới.

Theo Epoch Times