Cô Dương Xuân Linh và chồng Dương Bổn Lượng, vào cuối năm 2004. (vn.minghui.org)
Ảnh minh họa hình thức tra tấn buộc người bị tra
tấn ngồi trong một tư thế trong nhiều giờ.
Một học viên Pháp Luân Công, một môn tập tinh thần của Trung Quốc, người đã chèn vào sóng truyền hình nhà nước Trung Quốc để phát sự thật về cuộc đàn áp đối với môn tập này, đã chết do tra tấn sau bảy năm bị giam giữ.
Cô Dương Xuân Linh (Yang Chunling) tốt nghiệp trường Đại Học Liêu Ninh và là thông dịch viên Tiếng Anh. Cùng với chồng cô, Dương Bổn Lượng (Yang Benliang), và các học viên khác đã chèn sóng vào mạng truyền hình cáp của thành phố Liêu Dương vào ngày 5 tháng 9 năm 2005 để phát sóng đoạn video Cửu Bình Cộng Sản Đảng hay Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đoạn video ghi lại lịch sử bạo tàn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn tập tinh thần cổ xưa của Trung Quốc với “Chân – Thiện – Nhẫn” làm nguyên lý chỉ đạo. Thông tin về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp hầu như bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi chính quyền Trung Quốc từ khi cựu lãnh đạo Đảng là Giang Trạch Dân ra lệnh nhổ tận gốc môn tập này vào năm 1999. Để chống lại sự kiểm duyệt này, cô Dương đã phải trả cái giá quá đắt.
Chương trình về Pháp Luân Công được chèn và phát sóng ở Liêu Ninh trong 90 phút, gây xôn xao cộng đồng địa phương cũng như khiến chính quyền hoang mang, lo sợ. La Cán, khi đó là chủ tịch Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ, trực tiếp giám sát điều tra vụ việc, khi đó Giang Trạch Dân ra lệnh “giết [những kẻ chủ mưu] không nhân nhượng.”
“Một khi tôi ra tù, tôi sẽ không đánh người khác nữa, và tôi sẽ theo học Pháp Luân Công,” dù bị tra tấn tàn bạo, Xuân Linh vẫn có thể cảm hóa một kẻ phạm tội giết người.
Một tháng sau, tám thành viên đều bị bắt giữ, cô Dương bị bắt vào ngày 13 tháng 10 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Trong quá trình bắt giữ cảnh sát đã đánh đập cô rất tàn bạo khiến tay phải của cô bị gãy. Theo một bài báo đăng ngày 22 thán 5 trên trang báo Minh Huệ (Minghui.org), một trang web do học viên Pháp Luân Công điều hành, cô bị kết án bảy năm tù và bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ thành phố Liêu Dương, tại đây cô đã tuyệt thực để phản kháng,
Vài tháng sau khi bị giam giữ, cô Dương đã được thả ra một thời gian ngắn để điều trị y tế khi tình trạng sức khỏe nguy kịch. Bị bắt lại vào tháng 4 năm 2006, cô một lần nữa lại bị kết án bảy năm tù, phần lớn thời gian, cô bị giam giữ trong Nhà tù nữ Liêu Ninh, cũng được biết đến là Nhà tù Đại Bắc.
Vào dịp Giáng Sinh năm 2006, nhà tù yêu cầu cô làm việc, nhưng cô đã từ chối. Một tù nhân tên Triệu Nham đã đẩy cô Dương xuống sàn, đánh gãy tay phải của cô lần nữa. Các bác sỹ chỉ kẹp một thanh nẹp làm từ hai miếng ván gỗ cho cô, mà không chỉnh lại đoạn xương gãy. Hành vi ngược đãi khác bao gồm cấm ngủ nhiều ngày, gây ngạt bằng cách trùm túi ni lông qua đầu, và đánh đập nhiều giờ đồng hồ.
Cô Dương qua đời ngày 2 tháng 4 năm 2014, một năm sau khi được thả ra, vì không thể hồi phục từ những chấn thương mà cô phải chịu trong tù, theo báo cáo từ trang Minh Huệ. Khi đó cô mới chỉ 40 tuổi.
Những vụ giam giữ trước đó
Giữa tháng 5 năm 2002 và tháng 9 năm 2004, cô Dương đã bị giam giữ tại Trại lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng ở Trầm Dương, tỉnh Liêu Ninh vì đã phân phát tài liệu về Pháp Luân Công cho người dân.
Để ép cô ngừng tu luyện, họ đưa cô đến trung tâm tẩy não trong các trại lao động khác, nơi cô bị tra tấn dưới nhiều hình thức, bao gồm cấm ngủ và đánh đập.
Trong một phương pháp tra tấn đau đớn khủng khiếp, cô đã bị ép phải vắt chéo chân lên nhau trong thế hoa sen, vốn được học viên Pháp Luân Công áp dụng khi ngồi thiền. Sau đó, nhân viên tẩy não sẽ dùng dây thừng trói chặt chân và còng tay cô đằng sau lưng vào một bộ tản nhiệt lò sưởi trong 36 giờ đồng hồ. Khi cô được thả ra cô sẽ không thể di chuyển được, và các tù nhân được lệnh đánh cô.
Gia đình tan vỡ
Chồng cô Dương, anh Dương Bổn Lượng, cũng đã bị bắt giữ do có liên quan đến vụ phát sóng truyền hình và bị kết án 11 năm tù. Mẹ anh, bà Tào Trân Túc (Cao Yuzhen), cũng bị bắt giữ khi bà đến thăm hai người và bị kết án chín năm tù. Cả chồng và mẹ chồng đều không hay biết về cái chết của cô Dương vì cả hai hiện vẫn đang ở trong tù.
Em gái của cô Dương, cô Dương Xuân Hoa (Yang Chunhua), và mẹ, bà Đồng Bảo Tân (Dong Baoxin), cũng là học viên Pháp Luân Công, cả hai đều bị giam giữ.
Bà Đồng đã bị bắt hai lần vì đã nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Lần đầu tiên là vào tháng 12 năm 2000 khi đang làm các tờ rơi về Pháp Luân Công với các con gái tại nhà riêng ở thành phố Đại Liên. Con gái của bà đã chạy thoát được, về phần mình, bà đã bị đưa đến thành phố Phủ Thuận và bị kết án lao động cưỡng bức, và bị tra tấn rất dã man. Bà đã được thả để điều trị y tế một tháng sau đó.
Vào tháng một năm 2001, bà Đồng và các con lại bị bắt một lần nữa. Họ đã bị giam cầm trong một chiếc lồng sắt trong 24 giờ đồng hồ tại Sở Cảnh sát Câu Gia Hầu và sau đó được đưa đến Trung Tâm Cai Nghiện ở Ủy ban Thực thi Pháp luật thành phố Đại Liên.
Cả hai chị em gái đều bị kết án 2 năm ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Bà Đồng đã nhiều lần nỗ lực để thăm các cô con gái nhưng bất thành. Do sự sách nhiễu liên tục từ phía quan chức an ninh địa phương, bà đã quyết định chuyển đến sống ở thành phố khác. Khi các con gái của bà được thả vào tháng 9 năm 2004, sức khỏe của bà Đồng đã trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Bà mất vào tháng 10 năm 2004.
Cô Dương Xuân Hoa, người em gái, hiện nay là thành viên duy nhất còn lại trong gia đình có thể kể lại câu chuyện về cách mà các quan chức Trung Quốc đã bức hại gia đình cô chỉ vì niềm tin của họ. Cô nói về chị gái của mình: “Mặc dù chị chịu đựng tra tấn và áp lực ghê gớm mỗi ngày, nhưng chị vẫn không từ bỏ đức tin của mình.”
Cô nói rằng, thậm chí ngay dưới hoàn cảnh bức hại và tra tấn như vậy, chị gái cô vẫn đối xử tốt với các tù nhân cùng phòng giam, những người đã được chỉ định để tra tấn chị ấy, và giải thích cho họ các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Lòng tốt này đã có tác dụng.
“Có một kẻ phạm tội giết người được yêu cầu giám sát chị tôi. Cô ta rất nóng tính và hay đánh những người khác một cách tàn nhẫn. Nhưng sau khi ở gần chị tôi một thời gian, cô ta bảo với chị tôi rằng, ‘Một khi tôi ra tù, tôi sẽ không đánh người khác nữa, và tôi sẽ theo học Pháp Luân Công.”
Sự kiện ở Trường Xuân năm 2002
Vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, một nhóm các học viên Pháp Luân Công khác cũng đã thực hiện chương trình phát sóng tương tự tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Đoạn phim được phát sóng trong vòng 50 phút trên tám kênh của hệ thống truyền hình cáp ở thành phố Trường Xuân. Sự kiện này đã tạo ra các làn sóng kinh hoàng trong cộng đồng dân chúng, rất nhiều người nhờ thế mà đã biết được sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Cảnh sát đã tiến hành một vụ bắt giữ số lượng lớn ở Trường Xuân. Khoảng 5.000 học viên đã bị bắt giữ bất hợp pháp, bị giam cầm, và phải chịu đụng các loại tra tấn về mặt thể xác và tinh thần ở các mức độ khác nhau. Trong cuộc bắt giữ này, ít nhất 7 học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đến chết, và 15 học viên đã bị kết án từ 4 đến 20 năm tù giam. Tám người trong số họ đã bị tra tấn đến chết bao gồm ông Lưu Thành Quân (Liu Chengjun), người chịu trách nhiệm chính trong sự kiện chèn sóng truyền hình này. Ông qua đời ngày 26 tháng 12 năm 2003. Trước đó, vào cuối tháng 10, ông Lưu đã bị liệt và gặp khó khăn khi nói chuyện do hậu quả của việc tra tấn.
Theo Đại Kỷ Nguyên
Bài liên quan: