Nhân loại đang trong cuộc chiến sinh tử chống lại dịch viêm phổi virus Corona mới (COVID-19). Trong khi đó, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại liên tục tuyên truyền trắng trợn về ưu thế của chế độ, còn tập trung lực lượng để “làm chuyện lớn”. Liệu đây có phải là một chính sách đúng đắn?
Chính quyền ĐCSTQ tin rằng, tập trung quyền lực là phương pháp hiệu quả duy nhất giúp nhân loại đối phó với thảm họa, trong khi có rất nhiều người cho rằng, chính việc ĐCSTQ thực hiện chế độ toàn trị, tập trung quyền lực tuyệt đối vào một nhà lãnh đạo mới khiến vấn đề vốn có thể sớm giải quyết đã trở thành vấn đề lớn.
Điều này không chỉ không phản ánh lợi thế của chế độ Trung Quốc, mà chính là điểm yếu của chế độ này. Bởi vì thông tin không minh bạch, quan chức chính phủ chờ đợi quyết sách từ lãnh đạo cấp cao nhất đã trì hoãn cơ hội ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong giai đoạn đầu, dẫn đến tổn thất to lớn về tính mạng và tài sản.
Nhìn sâu hơn có thể thấy, nhược điểm của chế độ này không chỉ thể hiện khi đối phó với những thảm họa bất ngờ phát sinh, sự thiếu thốn thông tin xã hội và phản ứng trì hoãn của chính quyền đã làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Ngay cả sau khi thảm họa bắt đầu, mệnh lệnh của lãnh đạo cấp cao nhất được nhiều người ca ngợi một cách mù quáng, toàn xã hội không ngần ngại chịu mọi chi phí, cách thức đối phó thảm họa dù cho có phù hợp nhưng lại phát sinh chi phí xã hội rất lớn, điều này khó có thể được xem là lợi thế.
Các biện pháp chống lại dịch COVID-19 bao gồm: ép buộc cách ly khu dân cư, phong tỏa một số thành phố, khuyến khích các địa phương khác ngăn chặn cư dân từ Hồ Bắc v.v. Tính cần thiết và tính khoa học của những biện pháp khác thường này đều cần được xem xét nghiêm túc.
Do chế độ bổ nhiệm các quan chức hiện tại của Trung Quốc từ trên xuống dưới, bất kể biện pháp chính sách nào đều phải cưỡng chế thi hành từ trên xuống dưới, nhìn thì dường như là có hiệu quả, nhưng không có gì bảo đảm là những chính sách này là chính xác.
Ngược lại, ngay cả khi họ hiểu được tình hình thực tế, các quan chức cấp thấp hơn không dám công khai chỉ trích nhược điểm trong quyết sách của cấp cao hơn, cũng không dám đưa ra phản hồi khách quan về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi.
Quan chức báo cáo với cấp trên đều là những tin tích cực mà người ra quyết sách muốn nghe. Bởi chỉ có như vậy mới không vì đắc tội với người ra quyết sách cao nhất mà bị trừng phạt, một hệ thống thông tin khép kín như vậy thì không có cách nào sửa chữa được những quyết định hiện có mà chỉ khuếch đại những sai lầm hiện có của người ra quyết sách cao nhất.
Một hậu quả rõ ràng xuất phát từ điều này là: Quyết sách sai lầm được thực thi càng hiệu quả, dẫn đến chi phí xã hội sẽ càng cao. Ví dụ, phong tỏa thành phố và cắt đứt giao thông đối với thành phố Vũ Hán mang lại nhiều tác động tiêu cực không ngờ tới và rất có thể là không cần thiết.
Các biện pháp này nhanh chóng được thực hiện khi mệnh lệnh ban hành, điều này không chỉ khiến nhân viên y tế không thể tới bệnh viện điều trị cho bệnh nhân, mà còn dẫn đến việc nhiều bệnh nhân không thể đến bệnh viện điều trị, vì vậy mới xuất hiện cảnh tượng bệnh nhân bị bệnh nặng đã ngã ra đường và ngồi ở nhà chờ chết.
Có người dễ dàng nói đây là sự hy sinh thiết yếu cho tình hình chung, nhưng những người này không thể chứng minh sự cần thiết của sự hy sinh trên, họ cũng không có quyền để bắt người bình thường phải trả giá cho cái gọi là chế độ vượt trội này.
Một hậu quả khác của việc đưa ra quyết định thông qua các phương pháp toàn trị là nhà cai trị tối cao thường được nắm giữ quyền lực, ra lệnh theo phong cách “Hoàng đế”, hoàn toàn không tính đến chi phí cho quyết sách, một việc vốn dĩ có thể dùng 1 đồng để hoàn thành, nhưng ông ta có thể dùng một trăm đồng để hoàn thành.
Với quyết sách như vậy thì vẫn có thể xong việc, nhưng chi phí cao thì người chịu đựng lại chính là người dân. Ví dụ, có cần thiết phải nhanh chóng xây dựng 2 bệnh viện hoàn toàn mới bất kể chi phí để thể hiện lợi thế của chế độ, hay nên tận dụng hoặc sửa chữa các cơ sở hiện có để xây dựng bệnh viện? Có nhất thiết phải ngăn chặn giao thông và cản trở dòng chảy kinh tế xã hội, hay là áp dụng các biện pháp khác để định hướng kiểm soát giao thông, v.v., những điều này đều nên được thảo luận.
Hậu quả đáng lo ngại nhất là: thông qua chế độ toàn trị, thông qua một nhà lãnh đạo tối cao, sau đó thông qua việc thực thi thống nhất của toàn xã hội, những hành động này thực sự đang khuyến khích xã hội nhân danh lợi ích tập thể loại bỏ tự do cá nhân trong xã hội, dung túng và hỗ trợ quan chức chính quyền các cấp tự ý mở rộng ranh giới quyền lực của họ.
Video: Người không đeo khẩu trang bị trói và bắt đi diễu phố
不戴口罩的被捆起来,游街示众!梦回文革! pic.twitter.com/s0pDyQBQ5w
— 财经冷眼 (@charles984681) February 14, 2020
Gần đây thường xuất hiện cảnh nhân viên công tác đánh đập người dân không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, buộc người dân phải đội bàn chơi mạt chược đi trên đường phố, v.v … Tất cả những điều này đang đẩy quyền lực của người thống trị xã hội toàn trị lên đỉnh điểm. Mục đích tuyên truyền ưu điểm của toàn trị là nhằm mục đích toàn trị hơn nữa, đây chính là điều người dân Trung Quốc nên hết sức cảnh giác.
Tác giả: Hồ Thiếu Giang
Minh Huy (Theo Secretchina)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)