BizLIVE – Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Quốc hội Mỹ cách đây ít hôm, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russell đã tuyên bố rằng, việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh AP Photo/ Joshua Roberts Còn một ngày trước đó, Lầu Năm Góc đã đề nghị Nhà Trắng phái máy bay quân sự và tàu chiến đến khu vực đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp, theo Sputnik News.
Washington gửi tín hiệu cho Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không chấp nhận việc bị lôi kéo tới vùng biển tranh chấp này. Điều đó đã từng có trước đây. Nhưng lần này thái độ của Mỹ đặc biệt cứng rắn và trực tiếp tới Biển Đông hơn, nhà phân tích chính trị người Nga Alexandr Larin nhận xét.
“Có vẻ là điều đó gắn với việc Trung Quốc và Nga tiến hành tập trận chung ở Địa Trung Hải. Tàu chiến Trung Quốc đã tới Novorossiysk, tham gia vào hoạt động lễ hội Ngày Chiến thắng”, ông Larin nói thêm.
Theo chương trình dự kiến của cuộc tập trận chung Nga – Trung, sẽ có việc các tàu chiến của hai nước này tiến ra Địa Trung Hải.
Trong khi đó, Mỹ và NATO thường quen coi Địa Trung Hải là vùng biển nội bộ, là “ao nhà” của họ.
Cuộc tập trận Trung-Nga hiển nhiên chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đối với người Mỹ thì lại là sự kiện hết sức khó chịu. Nó có thể xem như cú vả vào mặt người Mỹ.
Chính vì vậy, Mỹ đang có ý định đáp trả Trung Quốc một cách xứng đáng, và đó có thể chính là tín hiệu Mỹ sẽ phái tàu chiến và phi cơ quân sự tới Biển Đông, khu vực đặc biệt nhạy cảm đối với quan hệ khu vực và quốc tế hiện nay, ông Larin đánh giá.
“Gia tăng căng thẳng có lẽ sẽ không gây ra đụng độ nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát lẫn nhau từ một khoảng cách nhất định”, ông Larin cho biết thêm.
Hoa Kỳ công khai tuyên bố rằng trên thực tế nước này đang nghiên cứu và hoạch định các hoạt động quân sự của mình tại Biển Đông.
Điều này được tiến hành ngay sau khi các quân nhân Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9 tháng Năm để kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của người Nga.
Chi tiết này thu hút sự chú ý của chuyên gia địa chính trị người Nga Konstantin Sokolov.
“Đó là cách của Hoa Kỳ đáp lại cuộc biểu dương sức mạnh và nỗ lực thống nhất của khối BRICS, bây giờ đã trở thành một đối trọng địa chính trị nặng ký với Phương Tây, ông Sokolov nhận xét.
Vẫn theo ông Solokov, cũng giống như cuộc thao diễn quân sự Trung – Nga, cuộc phô trương sức mạnh hoành tráng ở Moscow cho thấy rằng Phương Tây về cơ bản không thể tiến hành chính sách của họ bằng cách bất chấp những đối tác khác.
Toàn bộ kịch bản địa chính trị đang thay đổi: Thế giới hiện giờ không còn là một thế giới đơn cực nữa. Chính vì thế mà ông John Kerry tuy hai năm qua tránh Nga, nay phải tự mình đến Sochi.
Và sắp tới ông này còn thực hiện một cuộc thương lượng khá khó khăn với người Trung Quốc.
Tất cả những điều đó có sự ràng buộc sâu sắc và chặt chẽ với nhau. Phương Tây rõ ràng đang buộc phải xét lại kịch bản của họ về trật tự thế giới.
Điều này hiển nhiên sẽ mất không ít thời gian vì Hoa Kỳ chẳng những phảu đưa ra những hoạch định chiến lược mới, mà còn cần một thời gian để tái bố trí lực lượng của mình tại các điểm nóng trên toàn cầu.
“Vì thế điều mà Hoa Kỳ có thể làm ngay lập tức hiện này là đưa ra những lời đe dọa nghiêm trọng và luận chiến cứng rắn, nhưng chắc chắn sẽ không có đối đầu quân sự công khai ở Biển Đông”, ông Sokolov nói.
VƯƠNG TIẾN Tin liên quan Ngoại trưởng Nga đi chiếc xe “Chiến thắng” đến gặp ông Kerry Ngoại trưởng Nga tặng ông John Kerry món quà “độc” Không đến thăm Nga, Châu Âu tự “cô lập” mình với thế giới? Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp không dự duyệt binh, ông Putin vẫn cảm ơn Quân ly khai Ukraine duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive