Tinh Hoa

Hiện tượng nhật thực được khắc trên tảng đá ở Ai-len cổ đại

Hơn 5.000 trước đây người dân ở Ai-len đã khắc hiện tượng nhật thực vào ba tảng đá thuộc một công trình cự thạch, hình khắc được cho là mô tả lại hệ mặt trời, các học giả nói.

Một trong những tảng đá ở Loughcrew được khắc hình elip (Ảnh: IrishCentral)

Các nhà nghiên cứu tiếp tục ghi nhận rằng mặt trời sẽ chiếu sáng vào một phòng buồng của di tích này ở quận County Meath vào những ngày lễ hội của người Celtic cổ đại vào ngày Samhain và Imbolc.

IrishCentral báo cáo:

Tổ tiên người Ai-len cổ xưa của chúng tôi đã khắc hình ảnh của hiện tượng nhật thực vào những hòn đá khổng lồ hơn 5.000 năm trước, vào ngày 30 tháng 11, chính xác là năm 3340 TCN. Đây là ghi chép lâu đời nhất về hiện tượng nhật thực trong lịch sử. Những hình minh họa được tìm thấy trên tảng “đá hình L” thuộc thời kỳ đồ đá, tại Tây Carbane, Loughcrew, ngoài thị trấn Kells, quận Meath. Các cảnh quan đồi núi xen lẫn với các di tích thời kỳ đồ đá mới. Một số người nói rằng ban đầu có ít nhất khoảng 40 đến 50 di tích, nhưng những người khác nói rằng con số này nhiều hơn 100.

“Tảng đá hình L” được biết đến là: “Ghi chép lâu đời nhất của người Ai-len về hiện tượng nhật thực cách đây 5355 năm”. Họ nói rằng các thầy tu cũng là nhà thiên văn học ở thời kỳ đồ đá mới ở Ai-len đã ghi lại sự kiện này trên ba tảng đá liên quan đến hiện tượng nhật thực, khi nhìn từ vị trí đó.

Các nhà nghiên cứu Jack Roberts và Martin Brennan đã tìm thấy ánh mặt trời chiếu vào một căn phòng trong di tích vào ngày 1 tháng 11 và ngày 2 tháng 2, những ngày giao mùa, đánh dấu ngày nằm giữa điểm chí và điểm phân.

Nhật thực, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (Ảnh: Brocken Inaglory/Wikimedia Commons)

Ngày 1 tháng 11 là kết thúc mùa hè, đó là ý nghĩa của từ Samhain. Người Celts cổ xưa đến muốn hơn những người khắc hiện tượng nhật thực, xem Samhain là đầu mùa đông. Người Cơ Đốc giáo gọi nó là All Saints Day (Ngày Lễ các vị thánh).

Ngày 2 tháng 2, hay còn gọi là Imbolc, là khoảng giữa ngày đông chí và xuân phân. Sau đó nó được người Cơ đốc giáo tổ chức như Lễ Nến và ở Ai-len là Lễ Thanh Tẩy. Người Celt gọi đó là Lễ hội Ánh sáng và thắp sáng mỗi cây nến và đền trong nhà để kỷ niệm sự tái sinh của Mặt trời. Người Cơ Đốc giáo tổ chức mừng ngày 2 tháng 1 với ánh sáng. Vào ngày này những cây nến được thắp sáng trong nhà thờ để chào mừng sự hiện diện của Đức Jesus trong đền thờ Jerusalem.

Người Ai-len gọi nó là Imbolc (“sữa cừu”) bởi vì nó bắt đầu khi mùa chăn cừu tới.

Nó cũng được gọi là thần Brigantia là một nữ thần ánh sáng của người Celtic, thu hút sự chú ý của mặt trời từ đông chí đến xuân phân“, Alamanac.com giải thích.

Những thiên thần mang Thánh Bride hay Brigit, một nữ thần ánh sáng của người Celtic cổ xưa, đến Bethlehem để nuôi dưỡng đứa trẻ Cơ Đốc giáo, John Duncan (Sofi/Flickr)

Imbolc cũng được gọi là ngày của Brigit. Brigit có nghĩa là Một thứ sáng chói. Nữ thần mặt trời, sau đó được gộp vào bảng phân công của các vị thánh, chủ trì các lò rèn và lò sưởi, cây trồng, vật nuôi và thiên nhiên, truyền cảm hứng cho nghệ thuật thiêng liêng và đồ thủ công, theo Celticatlanta.com.

Trung tâm Ai-len báo cáo rằng nhiều người tin rằng người Celt đã tạo ra Lễ hội Ánh sáng để kỷ niệm nhật thực. Họ cũng được cho là có thể dự đoán khi nào nhật thực sẽ xảy ra.

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins