Giờ đây, khi đã được an toàn tại Mỹ theo chương trình bảo vệ tị nạn của Liên Hợp Quốc, cô Lý Vỹ Huân – cựu Hồng vệ binh mới có cơ hội kể về quãng thời gian bị bức hại khi sống tại Trung Quốc.
Một buổi sáng năm 1999, một tin chấn động được thông báo đến các công nhân của nhà máy cơ khí Thẩm Dương. Loa phóng thanh phát đi những từ ngữ gay gắt như “kẻ phản bội”, “kẻ độc ác”…Và người mà họ đang phỉ báng là quản lý bán hàng Lý Vỹ Huân.
Chỉ một vài tháng trước, Vỹ Huân hay bạn bè còn gọi cô bằng cái tên thân thuộc là Tiểu Phúc, rất được mọi người quý mến vì là người gương mẫu lại tốt tính.
Cô Lý Vỹ Huân sinh ra ở thành phố Thẩm Dương thuộc miền Đông Bắc, Trung Quốc. Là một cựu Hồng vệ binh và Đảng viên Cộng sản.
“Mao Trạch Đông nói rằng, chúng ta nên phục vụ nhân dân. Khi ấy, tôi còn là một đứa trẻ ngoan, và tôi đã lắng nghe theo Đảng. Tôi muốn trở thành người tốt”, cô Lý nói trong căn hộ của mình ở thành phố New York.
Sau cái chết của Mao, cô Lý nhận bằng đại học, kết hôn với người bạn trai cô quen biết từ thời thơ ấu, và có một cậu con trai tên là Nhất Bình.
Năm 1996, cô Lý Vỹ Huân theo tập Pháp Luân Công tại một công viên ở thành phố Thẩm Dương, môn tập lúc này đang lan rộng khắp Trung Quốc. Tất cả đã thay đổi cuộc đời cô. cô phát hiện ra rằng, những bài tập khí công chậm rãi giúp làm giảm chúng đau khớp và còn hiệu nghiệm hơn thuốc trung y mà cô uống.
“Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và sống theo các tiêu chuẩn đạo đức chân thật, từ thiện, khoan dung và tập năm bài công pháp tôi đã thay đổi hoàn toàn. Như trong câu nói của người Trung Quốc ‘Trời đất đảo lộn cả’”, cô Lý chia sẻ.
“Mẹ tôi đã thay đổi rất nhiều. Mẹ đã thoát ra khỏi nhiều gánh nặng và đã nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác. Mẹ dành tình yêu cho gia đình mình nhiều hơn”, Nhất Bình, con trai cô Lý nói.
Mọi chuyện đã thay đổi vào ngày 20/7/1999
“Tôi đến nơi tập công như thường lệ, và biết tin chúng tôi không được phép tập nữa. Nhiều cảnh sát đã đến và nói rằng môn tập đã bị cấm. Phản ứng đầu tiên của tôi là không tin. Thực tế là như vậy, làm thế nào họ có thể cấm chúng tôi?”, Vỹ Huân nhớ lại.
Cô Lý và con trai bị cảnh sát bắt giam trong một hầm sâu dưới lòng đất, nơi cô bị đánh đập tàn nhẫn và bị ép buộc xem những video tuyên truyền ngày qua ngày. Cảnh sát đã yêu cầu cô kí vào bản xác nhận từ bỏ Pháp Luân Công, họ từ chối và được thả về cùng lời “cảnh báo”.
Sau khi được thả, cô Lý tiếp tục đi phát các tờ rơi Pháp Luân Công, nhưng khi sức ép gia tăng cô buộc phải bỏ nhà đi để tránh bị bắt. Trong hai năm, cô chuyển hết nơi này đến nơi khác và tiếp tục in ấn, phát các tư liệu chân tướng của Pháp Luân Công.
Giữa tháng 1/2002, phòng 610 đã bắt giữ một điểm sản xuất tư liệu Pháp Luân Công, trong quá trình này cô Lý bị phát giác, cô Lý bị bắt giam lần nữa.
“Họ không cho chúng tôi ngủ trong 4 ngày, đồng thời để phản đối việc bắt giữ, tôi cũng đã tuyệt thực trong 4 ngày”, cô Lý kể lại.
Trong khi bị bắt giữ, cô Lý đã cố gắng giảng giải chân tướng cho các công an và cai ngục trong trại giam. Tuy nhiên, một cai ngục tức giận và bắt đầu đánh cô:
“Tôi cảm thấy bên trong mình như vỡ tan ra từng mảnh, sau khi tôi ngã xuống, anh ta túm tôi lên như túm một con gà, rồi ép tôi sang bên tường, bắt tôi ngồi yên ở đó. Sau hai ngày bị tra tấn, tôi kiệt sức và ngã gục”.
Dù bị tra tấn nặng nề, nhưng cô Lý vẫn nhất quyết không chịu nói. Công an đã cho mời hai người hỏi cung từ huyện Thiết Tây đến.
“Tôi bị quẳng trước mặt họ và họ bắt đầu tát vào mặt tôi. Điều đầu tiên họ hỏi tôi đó là:
‘Mày có biết là tao đã giết chết Chung Hồng Kiệt không?’
Chung Hồng Kiệt là một học viên Pháp Luân Công bị bắt giam ở huyện Thiết Tây. Trước khi bị bắt, tôi đã tìm hiểu thông tin về anh ấy. Anh ấy bị đánh đến chết, nhưng công an báo rằng anh đã tự tử. Các học viên chúng tôi đều biết rằng, anh ấy đã bị bức hại đến chết. Vì vậy chúng tôi đã thu thập thông tin về anh ấy và in thành các tờ rơi.
Nên khi nghe người đàn ông nói vậy, tôi rất sốc, tôi nhận ra rằng tôi đang đối mặt với một tên giết người.
Người đàn ông kia nói: ‘Đánh chết Pháp Luân Công không là gì cả và được báo cáo là tự tử”, cô Lý kể lại.
Cô Lý là một trong những học viên bị bắt. Bị thẩm vấn và tra tấn trong vòng 96 giờ đồng hồ, khiến cô bị tê liệt phần người từ thắt lưng xuống. Đến giữa tháng 2, cô vẫn bị giam, cánh tay cô sưng đen. Đầu tháng 3, cô bị liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống, cô Lý được đưa tới bệnh viện. Vào giữa tháng 3, các bác sĩ chuẩn đoán rằng cô đã bị mắc bệnh nan y. Sau khi ra viện, cô Lý bị giam lỏng tại gia và theo dõi 24h/ngày.
Cô Lý Vỹ Huân tập bài công pháp số 5 trước đồi Capitol, Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)
Một Thần tích đã xảy ra, chỉ trong 20 ngày từ khi được trả về, cơ thể của cô Lý dần hồi phục. Để không bị bắt lại lần nữa, cô chuyên chú đọc sách và tập những bài công pháp vào ban đêm.
Sau đó, cảnh sát ập vào nhà cô, nhờ sự giúp đỡ của anh trai nên cô đã trốn thoát. Các thành viên khác còn lại trong gia đình cô đánh đập, thẩm vấn và bị quản thúc tại gia.
“Khi một ai đó phải đối mặt với sự lựa chọn giữa gia đình và tín ngưỡng tinh thần, nó giống như bạn cần phải chọn cánh tay trái hay cánh tay phải”, cô Lý nghẹn ngào trong nước mắt.
Không một thành viên nào trong gia đình của cô Lý trốn khỏi cuộc bức hại, thậm chí cả những người không phải là học viên Pháp Luân Công. Chính trong số họ đã bị bắt hoặc buộc phải trốn khỏi nhà để tránh cảnh sát. Các Đảng viên thuộc nhà máy kỹ thuật đã gây áp lực cho chồng của cô Lý. Anh từng hai lần đề nghị ly hôn cô, nhưng cuối cùng tình cảm gia đình đã chiến thắng, anh không thể làm như vậy.
Nhất Bình, từ chối kí vào kết chống lại Pháp Luân Công, anh bắt đầu theo học một trường kỹ thuật. Nhất Bình vẫn tu luyện trong bí mật. Tuy nhiên, 2 năm sau anh bị một người bạn cùng kí túc xá phát hiện.
“Ẩn nấp, tôi không thể thăm hỏi người thân. Họ lo lắng về sự an toàn của tôi. Các học viên nói rằng, bằng cách này tôi cũng có thể phơi bày cuộc bức hại này ra công chúng”, cô Lý nói.
Đối mặt với hoàn cảnh và áp lực đang gặp phải, cô Lý cho rằng, rời Trung Quốc lúc này là quyết định đúng đắn nhất.
Anh trai của cô Lý đã lo xong hộ chiếu cho em gái mình và nhiều người khác. Ngày 8/8/2002, cô nhận được một cú điện thoại với tin không hay: Có người đã tố cáo. Ngay hôm sau, nhờ sự giúp đỡ của các học viên, cô Lý đã trốn thoát đến Tây Tạng rồi sau đó chuyển qua Thái Lan.
Anh trai của cô Lý tiếp tục ở lại Trung Quốc với mong muốn cứu giúp được nhiều học viên thoát khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó ông bị bắt, bị tra tấn và kết án 8 năm tù giam vì tội làm “gián đoạn người thi hành luật”.
Cô Lý quyết định đem kể những chuyện đã xảy ra với mình cho các học viên khác, và cô được biết nhiều người còn gặp phải sự tra tấn tàn bạo hơn cô. Cô tích cực phân phát tài liệu giảng chân tướng, minh oan cho Pháp Luân Công – môn tập đang bị chính quyền bôi nhọ và vu khống sai sự thật.
Tại Thái Lan, Liên Hợp Quốc chấp nhận cô như một người tị nạn và bắt đầu tìm cho cô một ngôi nhà. Gần 3 năm sau, Nhất Bình tốt nghiệp và gặp lại mẹ mình trong thời gian ngắn ngủi. 2 tháng sau lần gặp gỡ lại con trai, cô Lý nhận được giấy định cư tại Mỹ.
Trong thời gian sống tại Thái Lan và Mỹ, cô Lý luôn không ngừng phơi bày chân tướng cuộc bức hại tại Trung Quốc. “Đừng bỏ cuộc” là thông điệp của cô Lý gửi đến các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc.
Ngọc Sam biên dịch