Đối lập với New York tấp nập nhộn nhịp còi xe ngoài kia, bên trong căn hộ của cô họa sĩ người Hoa là tiếng nhạc cổ nhẹ nhàng kết hợp với sự bài trí mộc mạc giản dị tạo nên một không gian hài hòa, dễ chịu.
Trần Tiếu Bình sinh ra tại Trung Quốc và tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Trong quá trình học tập nghệ thuật gốm sứ và tranh màu nước ở Mỹ, cuộc đời hội họa của cô đã được đặt nền móng vững chắc. Sau khi tốt nghiệp đại học mỹ thuật, cô sang Canada phát triển sự nghiệp, và bắt đầu định cư tại Mỹ từ năm 2010.
“Là họa sĩ, chúng tôi chỉ có thể nâng cao cảnh giới tâm linh bản thân với 1 thái độ khiêm nhường đối với thiên tính – cách duy nhất triển hiện sự thần thánh của những bức tranh”, Tiếu Bình nói.
Sự theo đuổi chân thành của Tiếu Bình đã thu hút được sự quan tâm trên toàn Thế giới: Năm 1998, Thống đốc quần đảo Bắc Mariana đã trao tặng cô danh hiệu “Họa sĩ ấn tượng”; năm 2009 và 2011, cô giành được huy chương Vàng tại cuộc thi tranh Quốc tế lần II và III được tổ chức bởi Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) – đài truyền hình tiếng Trung tại Mỹ. Tuy nhiên, những tán dương chưa bao giờ từng là mục đích của Tiếu Bình, cô tin sứ mệnh của người họa sĩ là trách nhiệm đối với xã hội hơn là những kỹ thuật được sử dụng.
Nội tâm
Khi mới 6 tuổi, Tiếu Bình đã vùi mình vào đam mê vẽ trong khi “những đứa trẻ khác còn mải chơi ở bên ngoài”, cô nói với nụ cười nhẹ nhàng trên môi. Cha cô là 1 giáo viên trung học, khi nhận ra tài năng vẽ của cô con gái bé bỏng, ông quyết định gửi cô đến một thầy giáo dạy vẽ, người thầy đã rất ngạc nhiên về tài năng vẽ thiên bẩm Tiếu Bình, khi cả nhà cô trước giờ không ai có tài năng nghệ thuật này.
Bước đầu tiên trong việc học hội họa cổ điển Trung Hoa là nghiên cứu thư pháp – cách thức biểu hiện nội tâm – tinh hoa của nghệ thuật Trung Hoa.
Thầy của Tiếu Bình chia sẻ: “Mặc dù còn trẻ, nhưng tôi vẫn có thể cảm thấy cô ấy khác hẳn so với mọi người. Ở cô ấy toát lên sự thanh tao và trầm tĩnh, không màng đến danh vọng và giàu sang”.
Thư pháp của người thầy gợi cho Tiếu Bình nghĩ về các học giả Trung Hoa cổ đại. Chịu đựng, 1 khái niệm xuất hiện trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa, nhấn mạnh giá trị tinh thần bên trong như điểm khởi đầu của nghề nghiệp. Từ trái tim và tính cách nội tâm sẽ tuôn ra dòng chảy của sự sáng tạo, sự khai tâm của nét chữ thư pháp hay thế xoay. Nó không thể là giả dối, nghệ thuật trở thành thước đo nội tâm của người họa sĩ.
Ở tuổi 15, Tiếu Bình đã có một nền tảng vững chắc trong kỹ thuật thư pháp và hội họa, cô bắt đầu học cách thổi hồn vào những bức tranh phong cảnh, quá trình giúp cô khám phá sự hòa hợp giữa đất trời và số phận con người trong cái gọi là bất tử. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu đổi thay là khi gia đình cô quyết định rời Trung Quốc, đưa cô đến những trải nghiệm thật sự.
Ngôi nhà thật sự
Năm 1992, học xong trung học, Tiếu Bình cùng gia đình di cư đến Saipan thuộc phía Bắc Thái Bình Dương, tại đây cô theo học trường Đại học Bắc Marianas tiếp tục con đường nghiên cứu nghệ thuật của mình. “Khi tôi nộp hồ sơ cùng với những tác phẩm của mình, người phỏng vấn đã nghĩ rằng tôi đang ứng tuyển cho vị trí giảng dạy, sau khi nhìn thấy bức tranh của tôi”, Tiếu Bình mỉm cười nói.
Khi đang bận rộn chuẩn bị cho buổi triển lãm của mình, Tiếu Bình chợt đi ngang qua 1 nhóm người đang ngồi thiền bên bờ biển. Một ngày nọ, cha cô dừng lại, bắt chuyện với các học viên và họ đã gửi tặng ông ấy cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính chỉ đạo thực hành môn tu luyện cổ xưa của Trung Hoa .
Chuyển Pháp Luân đã lý giải những câu hỏi muôn thủa về ý nghĩa cuộc sống và nhân sinh đời người, cha cô tin đó là cuốn sách Thần thánh, truyền cảm hứng cho ông. Ngay sau đó, em trai của Tiếu Bình cũng theo tập, điều này kích thích sự tò mò của Tiếu Bình. “Tôi chỉ nghĩ đó là cuốn sách tuyệt vời, dạy con người trở thành người tốt. Tôi đã nghĩ tất cả mọi người nên đọc nó”, Tiếu Bình nói.
“Pháp Luân Đại Pháp là một bộ hệ thống tu dưỡng cả tâm lẫn thân”, Tiếu Bình chia sẻ. “Đó không chỉ đơn thuần là những bài tập khí công giúp cơ thể cảm nhận sự vô biên và nhẹ nhàng, nó chú trọng việc đề cao tâm tính thông qua việc đồng hóa với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn”.
Một trong những nguyên tắc của môn tu luyện là trước tiên cần nghĩ đến cho người khác, điều này luôn là lời nhắc nhở Tiếu Bình cần làm tốt hơn sứ mệnh của 1 người họa sĩ.
Đỉnh cao nghệ thuật
Năm 2001, Tiếu Bình muốn tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật của cô ở phương Tây, vì vậy cô đã chọn Vancouver. Tuy nhiên, mọi việc không thuận lợi như cô nghĩ, các trường nghệ thuật chỉ tập trung vào nghệ thuật hiện đại. “Có lẽ một vài người có thể nghĩ rằng nghệ thuật cổ xưa thật sự quá xa vời với đời sống thực tế hiện nay”, Tiếu Bình nói. “Nhưng tôi thích truyền thống và nghệ thuật tả thực”.
Tiếu Bình cho rằng, thông qua thủ pháp tả thực tinh tế, tư tưởng và theo đuổi của người họa sĩ có thể được biểu đạt, bởi vậy tranh cũng như người. Tác phẩm nghệ thuật tốt có thể khai mở thiện niệm của con người, nâng cao cảnh giới tư tưởng của con người; do đó, nghệ thuật chính thống có thể mang tới ảnh hưởng chính diện và sâu sắc đối với nhân loại.
Nghệ thuật truyền thống và hội họa đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc các nguyên tắc cơ bản, nhưng cuối cùng cô tin rằng điều khó khăn hơn là biểu đạt giá trị của nó. “Khía cạnh quan trọng nhất của hội họa truyền thống là nội hàm – những giá trị đạo đức được thể hiện trong công việc và hàm nghĩa ẩn chứa mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến người xem”, cô nói. Sau đó, người nghệ sĩ sẽ tập trung vào các kỹ pháp như tỷ lệ, hình dạng, ánh sáng, góc độ, độ bóng và màu sắc. “Người ta có thể đạt được trình độ thông thạo nhất định sau này thông qua thực hành và đào tạo. Nhưng sâu xa nhất vẫn chính là sự tu dưỡng nhân cách của người họa sĩ trong một quá trình lâu dài”.
Những công trình từ thời kỳ Phục Hưng như nhà nguyện Sistine đã thể hiện mối liên hệ giữa nghệ thuật và Thần thánh. Trong nghệ thuật cổ điển, nét vẽ thể hiện sự cao thượng và vẻ đẹp của Thiên đàng, vẻ đẹp thánh khiết vượt xa thế giới của loài người.
Cô nhìn thấy mối liên hệ giữa nghệ thuật cổ xưa, người họa sĩ và xã hội đan xen, cộng sinh với nhau. “Tác phẩm cổ điển thường truyền những nguồn năng lượng tích cực và từ bi, điều đó rất tốt đối với tâm và thân chúng ta, sức mạnh từ sự tận tâm của người nghệ sĩ và sự cổ vũ từ Thần”. Cả ý thức của người họa sĩ và người xem đều được nâng lên qua mỗi tác phẩm miêu tả sự ngưỡng mộ khung cảnh Thiên đàng và con người.
Năm 1999, chế độ cộng sản Trung Quốc đã khởi xướng một cuộc đàn áp đẫm máu các học viên Pháp Luân Công, nhắm mục tiêu vào hơn 70 triệu người dân vô tội – cuộc đàn áp quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Sau khi tham gia vào các hoạt động ở New York để nâng cao nhận thức người dân về cuộc đại diệt chủng, Tiếu Bình đã tìm ra một hướng đi mới mang chân tướng đến cho những ai còn chưa biết về cuộc đàn áp. Cô bắt đầu vẽ những bức tranh các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại vì đức tin của họ.
“Điều này cho thấy một học viên Pháp Luân Đại Pháp không chất chứa bất kỳ sự thù hận hay giận dữ nào”. Tiếu Bình nói. “Đó là cảnh giới siêu việt mà chỉ người tu luyện mới có thể có, là tiên thiên trong thế giới con người”.
Mặc những bi kịch của cuộc đàn áp ở Trung Quốc, Tiếu Bình nhìn thấy 1 bức tranh lớn hơn, nơi cô tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. “Sau khi nghiên cứu về thiên nhiên và con người, tôi có thể dễ dàng thấy rằng con người không thể nào điều khiển vũ trụ này”, Tiếu Bình nói. “Phải có một ai đó vĩ đại hơn với trí huệ cao hơn để tạo nên thế giới phồn thịnh và xinh đẹp như này”, cô cười. “Họa sĩ là sứ giả của Thần trong thế giới con người”.
Theo tasteoflifemag