Đã có những bằng chứng thép, chỉ ra rằng Giang Trạch Dân xuất thân từ một gia đình Đại Hán gian, làm việc cho chinh phủ bù nhìn Nhật Bản Uông Tinh Vệ. Đây cũng là ác mộng mà chính Giang không cách nào xóa bỏ được.
Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc là nước giành thắng lợi. Tuy nhiên, thắng lợi của Trung Quốc chỉ có thể nói là một cuộc thắng lợi thảm hại. Thống kê sau chiến tranh: thời gian Nhật Bản xâm lược Trung Hoa hoàn toàn (năm 1937 – 1945, chưa kể 6 năm từ sau biến cố ngày 18/9/1931 đến ngày 7/7/1937) Trung Quốc có hơn 1.000 thành phố bị chiếm lĩnh, tổn thất kinh tế trực tiếp lên đến 100 tỷ đôla Mỹ, tổn thất kinh tế gián tiếp lên đến 500 tỷ đôla Mỹ. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc rốt cuộc đã xuất sinh bao nhiêu Hán gian? Và có những loại Hán gian nào?
Theo tư liệu có liên quan, sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, qua thống kê, trừ Mãn Châu quốc có khoảng 1.186.000 ngụy quân đóng quân ở Trung Quốc bị tước bỏ vũ khí; còn Mãn Châu quốc và quân ngụy Mông Cổ lúc bấy giờ có 400 nghìn quân cảnh, thêm vào đó là lực lượng vũ trang phi pháp địa phương của các tỉnh huyện. Vậy nên trong ghi chép được lưu truyền rộng rãi hiện nay có ý kiến cho rằng có trên 2 triệu ngụy quân (Hán gian). Con số ngụy quân này gần như đã gấp bội so với số quân Nhật Bản khi đầu hàng ở Trung Quốc là 1,2 triệu người.
Hán gian không chỉ là ngụy quân, còn bao gồm các quan viên các cấp trong ngụy chính phủ. Con số này vốn không dễ thống kê, nhưng ảnh hưởng của nó lại vô cùng lớn. Dựa theo “điều lệ trừng trị hán gian” trong chính phủ Quốc Dân và thông lệ xưa nay của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lớp ngụy quân ngoại trừ công vụ viên, thì được xác định là Hán gian.
Nhìn xem trong số những Hán gian này của Trung Quốc còn có những nhân vật như thế nào nữa?
Hán gian chính hiệu – Xuất thân nhục nhã của Giang Trạch Dân
Nhà sử học Lữ Gia Bình ngày 5/12/2009 đã đăng tải bức thư ngỏ về vấn đề “nhị gian nhị giả” của Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, cá nhân Giang và cha của ông đều là Hán gian Nhật ngụy chính hiệu.
Theo tư liệu lịch sử bí mật cho biết, Giang Thế Tuấn – cha đẻ của Giang Trạch Dân, năm 1938 tham gia “Hội cứu quốc hòa bình” nguyên là tổ chức Hán gian của quân Nhật; sau khi Nam Kinh thất thủ lại nhậm chức trong “Hội duy trì Nam Kinh tạm thời”, ra sức cống hiến cho quân Nhật xâm lược Trung Hoa. Tháng 3/1940, chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ đã thiết lập bộ tuyên truyền dưới “học viện hành chính”, Giang Thế Tuấn được giao làm phó bộ trưởng bộ tuyên truyền kiêm ủy viên chủ nhiệm của hội ủy viên xã luận, trở thành tổng biên tập của “Trung Hoa nhật báo” – tờ báo trực thuộc chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ.
Bởi cha đẻ có lịch sử Hán gian, Giang một mặt không nhận cha ruột, khi viết sơ yếu lí lịch, tự nhận bản thân là con nuôi của người chú thứ 6 là Giang Thượng Thanh, một liệt sĩ của ĐCSTQ. Theo giới thiệu trên Wikipedia, Giang Trạch Dân từ khi sinh ra cho đến khi lên đại học, đều là sống dưới sự chu cấp của người cha ruột là Giang Thế Tuấn. Vì để con trai cả sau này có thể hơn hẳn mọi người, Giang Thế Tuấn không chỉ gửi Giang Trạch Dân đi học ở Dương Châu với học phí đắt đỏ, mà còn gửi ông vào học tập ở trường Đại học trung ương của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ.
Đương thời, trường Đại học trung ương Nam Kinh là trường học đào tạo Hán gian cao cấp và thực thi giáo dục Nhật Bản hóa của quân Nhật, tuyển chọn ra những “mầm non” trong số con em của các quan chức cấp cao trong chính phủ bù nhìn để huấn luyện đào tạo ngay từ khi còn nhỏ. Giang Trạch Dân đã tham gia lớp đào tạo cán bộ thanh niên khóa thứ tư.
Tháng 10/2003, có người đăng tải bài viết với nhan đề “Lý Sĩ Quần và Giang Trạch dân chụp ảnh chung”, công khai một tấm ảnh được chụp vào thánh 6/1942. Có người tận mắt chứng kiến chỉ ra, Lý Sĩ Quần (người đứng đầu đặc công của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ) tiếp kiến thành viên khóa thứ tư của lớp đào tạo thanh niên bí mật của trường Đại học ngụy trung ương, lúc đó tổng cộng 23 người chụp ảnh chung. Người đứng thứ 5 bên trái hàng thứ 2 chính là Giang Trạch Dân. Đây là bằng chứng thép về xuất thân Hán gian đặc vụ của Giang Trạch Dân, cũng là ác mộng mà chính Giang không cách nào xóa bỏ được.
Ngày 29/7/2010, Lữ Gia Bình có cơ hội tiếp xúc với tài liệu đảng viên ĐCSTQ bí mật của Giang Trạch Dân lúc bấy giờ, vậy nên lại có bài viết “Bằng chứng mới liên quan đến vấn đề thân phận đảng viên ngầm của Giang Trạch Dân”.
Ông tiết lộ rằng: “Giang Trạch Dân thật sự là đảng viên ĐCSTQ giả tạo, trước năm 1949 Giang Trạch Dân vốn chưa từng gia nhập đảng, có nhân chứng vật chứng hẳn hỏi. Tổng cộng có 5 người biết rõ sự tình, Trần Tu Lương – Bí thư thành ủy trong tổ chức đảng bí mật của ĐCSTQ ở Nam Kinh lúc bấy giờ, Hạ Sùng Dần – một người phụ trách của tổ chức ĐCSTQ bí mật ở Thượng Hải, Ngô Tăng Lương – Bí thư chi bộ ĐCSTQ bí mật của Thượng Hải lúc đó, vợ của hạ Sùng Dần và một cán bộ già, họ gặp nhau công khai vạch trần Giang Trạch Dân vốn chưa từng gia nhập đảng”.
Trần Tu Lương nói khi Giang Trạch Dân còn học ở trường đại học ngụy trung ương Nam Kinh chưa từng gia nhập tổ chức ĐCSTQ bí mật ở Nam Kinh, bà không biết trong tổ chức đảng có Giang Trạch Dân – đảng viên bí mật này; Hạ Sùng Dần nói trong số đảng viên ngầm ở Nam Kinh mà ông tiếp nhận không hề có Giang Trạch Dân; Ngô Tăng Lương cũng thừa nhận trong tổ chức đảng bí mật của ông không có đảng viên bí mật nào là Giang Trạch Dân cả.
Theo secretchina