Các nhà nghiên cứu đang điều tra hòn đảo Oak bí ẩn, nằm trên bờ biển phía Nam của Nova Scotia, Canada, và đã đưa ra thông báo gây sửng sốt về việc phát hiện một thanh kiếm La Mã dùng trong tế lễ, cho thấy các thủy thủ cổ xưa đã viếng thăm Bắc Mỹ hơn 1.000 năm trước khi Christopher Columbus tới đây.
Bằng chứng của phát hiện đã được tiết lộ độc quyền cho hãng thông tấn Johnston Press và được xuất bản trên tờ Boston Standard, nó đã được các nhà nghiên cứu tham gia vào loạt phim “Lời nguyền của Đảo Oak” trên kênh History phát hiện, loạt phim này vốn là nỗ lực của hai anh em từ Michigan để cố gắng giải quyết những bí ẩn về kho báu trên đảo Oak và khám phá những hiện vật lịch sử ẩn giấu trên hòn đảo này.
J. Hutton Pulitzer, nhà nghiên cứu lịch sử và điều tra viên, cùng với các học giả từ Hiệp hội Bảo quản hiện vật cổ đại đã biên soạn một bài báo về phát hiện này, dự kiến sẽ được công bố đầy đủ vào đầu năm 2016.
Sự bí ẩn của Đảo Oak
Đảo Oak là một trong những kho báu lớn nhất trong lịch sử, bí ẩn này bắt đầu vào năm 1795 khi Daniel McGinnis 18 tuổi nhìn thấy ánh sáng đến từ đảo. Vì tò mò, anh đã đi tìm kiếm nguồn sáng này và đã phát hiện một khu đất trống ở phía Đông Nam cuối đảo.
Bên trong khu đất trống này là một vòng tròn hõm xuống và gần đó là một cái ròng rọc treo trên một cái cây. McGinnis và một vài người bạn đã quay trở lại khu vực này và tiến hành khai quật chỗ hõm. Khi đào xuống một vài mét dưới mặt đất, họ phát hiện ra một lớp phiến đá và các bức tường có dấu cuốc.
Khoảng mười 3 mét đào sâu xuống, họ tìm thấy một lớp gỗ khúc. Sau khi đào đến 9 mét dưới bề mặt, McGinnis và bạn bè của mình từ bỏ việc khai quật mà không tìm thấy bất cứ điều gì có nghĩa.
Báo cáo về những nỗ lực của các chàng trai đã được công bố trong một số tác phẩm đã được xuất bản. Tám năm sau, Công ty Onslow đi thuyền đến khu vực để cố gắng tìm kiếm các kho tàng được cho là nằm ở đáy hố.
Pultizer và nhóm của ông đã đào lên hàng loạt mẫu vật khác có thể làm chứng cứ hỗ trợ cho giả thuyết rằng người La Mã đã đem nó đến Tân Thế Giới (châu Mỹ).
Dựa trên những gì các chàng trai viết, Công ty Onslow đã cố gắng khai quật thứ mà bây giờ được gọi là “Money Pit” (Hố tiền). Tuy nhiên, họ đã dần buộc phải từ bỏ những nỗ lực của mình do lũ lụt.
Rất nhiều cuộc tìm kiếm được tiếp tục trong hai thế kỷ tiếp theo, nhưng họ liên tục gặp khó khăn, bao gồm việc sụp lún và ngập lụt bên trong hầm. Toàn bộ hòn đảo đã bị xới tung lên để tìm kho báu, ngày nay vẫn còn có một cuộc tìm kiếm của Marty và Rick Lagina, theo ghi chép về “Lời nguyền của Đảo Oak”.
Phát hiện gây giật mình – Một thanh gươm La Mã
Trong khi hầu hết các thợ săn kho báu đều trắng tay, một phát hiện đáng đáng kinh ngạc gần đây có thể thay đổi lịch sử. Một con tàu đắm, được cho là của người La Mã đã được tìm thấy ngoài khơi đảo Oak và trong xác tàu là một thanh kiếm nghi lễ La Mã được bảo quản tốt.
Pulitzer đã nói với tờ Boston Standard rằng thanh kiếm này đã được một con tàu đánh cá kéo lên hàng thập kỷ trước đây, nhưng nó được giữ bí mật vì người tìm kiếm ra nó và con trai ông sẽ bị trừng phạt bởi luật pháp nghiêm ngặt ở Nova Scotia về tội lấy kho báu từ con tàu đắm.
Tuy nhiên, gần đây người thân của người tìm ra (người này đã qua đời) đem đến và nói thanh kiếm quý giá này cho các nhà nghiên cứu.
Pulitzer đã tiến thành các thử nghiệm trên thanh kiếm, sử dụng tia huỳnh quang X-ray (XRF) để phân tích, nó tiết lộ rằng thanh kiếm này có một số đặc tính kim loại, với những dấu tích của asen và chì, điều này tương đồng với những hiện vật La Mã khác.
Chúng ta biết chắc chắn, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là La Mã.
– J.Hutton Pulitzer
“Con tàu đắm này vẫn còn ở đây và đã không hoạt động được“, Pulitzer đã nói với tờ Boston Standard. “Chúng tôi đã quét rada nó, chúng tôi biết chính xác nơi nó chìm, nhưng sẽ rất nhạy cảm nếu chính phủ Nova Scotiacho phép một nhóm khảo cổ đến khảo sát nó. Chúng tôi biết chắn, không còn nghi ngờ gì nữa, đó là con tàu La Mã. “
Những bằng chứng xác nhận về sự hiện diện của người La Mã
Trong một nỗ lực để giải đáp những hoài nghi, bao gồm việc một số người cho rằng có thể hiện vật này chỉ đơn giản là rơi ra từ một con thuyền trong thời gian gần đây. Pultizer và nhóm của ông đã phát hiện nhiều thứ khác có thể làm chứng cứ hỗ trợ lý giả thuyết người La Lã đã đến châu Mỹ hơn 1.000 trước khi Christopher Columbus tới đây.
Những chứng cứ này bao gồm:
Những bức tranh chạm khắc trên các bức tường hang động và những tảng đá ở Nova Scotia của người dân Mi’kmaq bản địa, trong đó mô tả điều mà nhóm của Pulitzer tin rằng đó là những binh lính La Mã diễu hành với thanh kiếm của họ và những con tàu La Mã.
Năm mươi từ trong ngôi ngữ địa phương của người Mi’kmaq là những thuật ngữ hải lý được các thủy thủ thời La Mã sử dụng.
Một loại cây (Berberis Vulgaris) phát triển trên đảo Oak và ở Halifax đã từng được người La Mã dùng làm thức ăn và ngăn ngừa bệnh còi xương trên những hành trình của họ.
Còi huýt sáo của người La Mã được tìm thấy trên đảo Oak vào năm 1901.
Một cái “bướu” kim loại nằm ở trung tâm khiên chắn của người La Mã đã được tìm thấy ở Nova Scotia vào giữa những năm 1800.
Tiền xu vàng Carthage La Mã đã được tìm thấy trên vùng đất liền gần Đảo Oak.
Pulitzer nói rằng hai hòn đã được chạm khắc trên đảo Oak hiển thị một ngôn ngữ từ thời Levant cổ đại.
Thanh Phong dịch từ Epoch Times