Tinh Hoa

Giúp chính quyền theo dõi người dùng – Nhiệm vụ của những “trùm” công nghệ Trung Quốc

Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent hay Alibaba ngoài việc cung cấp các dịch vụ công nghệ, còn có một nhiệm vụ quan trọng hơn nữa chính là theo dõi nghi phạm, ngăn chặn những tiếng nói bất đồng và xây dựng mạng lưới giám sát thành phố.

Nhiệm vụ đặc biệt của các công ty về công nghệ như Alibaba chính là theo dõi tội phạm hình sự và ngăn chặn tiếng nói bất đồng với chính quyền (Ảnh: Forbes)
Nhiệm vụ đặc biệt của các công ty về công nghệ như Alibaba chính là theo dõi tội phạm hình sự và ngăn chặn tiếng nói bất đồng với chính quyền (Ảnh: Forbes)

The Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, trong khuôn viên rộng lớn của Alibaba có một trạm cảnh sát, nhân viên sẽ báo cáo về tội phạm khả nghi ở đây. Cảnh sát cũng sẽ thu thập các dữ liệu của Alibaba để phục vụ điều tra một vụ án nào đó. Kho dữ liệu số được hình thành từ trang mạng thương mại điện tử và mạng lưới thanh toán khổng lồ của Alibaba trở thành “hậu hoa viên” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vì để giám sát người dân, chính quyền Trung Quốc đang xây dụng hệ thống công nghệ cao tiên tiến trên thế giới, bao gồm hệ thống camera giám sát, hệ thống nhận dạng khuôn mặt và hệ thống máy tính khổng lồ. Trọng tâm của kế hoạch này chính là các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, họ công khai làm tai mắt cho chính quyền trên không gian mạng.

Các công ty này có Alibaba, Tencent, Baidu được chính quyền ĐCSTQ yêu cầu trợ giúp để tìm kiếm tội phạm hình sự, ngăn chặn tiếng nói của những nhân sĩ bất đồng chính kiến với chính quyền. Công nghệ của các công ty này cũng được dùng để xây dựng mạng lưới giám sát thành phố.

Phạm vi mà các công ty Trung Quốc hiệp trợ chính quyền đã vượt rất xa rất nhiều so với các công ty của phương Tây, đồng thời cũng không thể từ chối bất cứ yêu cầu nào của chính quyền.

Các công ty Mỹ thường ngăn chặn yêu cầu thu thập thông tin của chính phủ, còn công ty của Trung Quốc thì công khai đàm luận việc phối hợp với chính quyền. CEO của Tencent Mã Hóa Đằng và Mã Vân (Jack Ma) – người sáng lập Alibaba từng biểu thị ủng hộ doanh nghiệp tư nhân phối hợp với chính quyền (Trung Quốc).

“Hệ thống chính trị và pháp luật trong tương lai không thể tách rời khỏi mạng internet, không thể tách rời khỏi dữ liệu số khổng lồ“, Jack Ma đã từng nói như vậy vào năm 2016.

Alibaba đang sở hữu dữ liệu của hàng trăm triệu công dân Trung Quốc. Những người này sử dụng dịch vụ của Alibaba để mua sắm online, xem phim, trả tiền các giao dịch, gửi tin nhắn, phát ngôn trên mạng xã hội.

CEO Jack Ma của Alibaba và CEO Mã Hóa Đằng của Tencent. (Ảnh: Getty Images)

Alibaba có một nhóm chuyên phụ trách giám sát lưu lượng người dùng, gọi là “Cục Thần thuẫn Ali”. Cục Thần thuẫn này cho biết đã phối hợp với cảnh sát xử lý hàng ngàn vụ án.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật và quyền kinh doanh của các doanh nghiệp bị ĐCSTQ khống chế thì các công ty hàng đầu Trung Quốc không có lựa chọn khác, chỉ có thể phối hợp với ĐCSTQ mà thôi.

Nhà hoạt động nhân quyền Hồ Giai tại Bắc Kinh có nói với The Wall Street Journal, ông sử dụng chức năng thanh toán di động của Wechat để mua một súng cao su trên mạng, kết quả là nhân viên an ninh tìm đến nhà, hỏi có phải là muốn bắn camera giám sát ở bên ngoài căn chung cư của ông không.

Vài năm trước, Hồ Giai có nhắn tin cho một người bạn chuẩn bị đi Đài Loan du lịch, và đưa cho người bạn này một vài phương thức liên hệ với một số nhà hoạt động ở Đài Loan. Kết quả là nhân viên an ninh xuất hiện tại nhà người bạn này, cảnh cáo anh không nên đi gặp những người đó.

Hồ Giai nói: “Kinh nghiệm chứng minh, Wechat hoàn toàn bị lộ thông tin”, đặc biệt là với những người nằm trong danh sách bị chính quyền giám sát. “Mỗi người đều có một gián điệp đang nhòm ngó. Gián điệp này chính là chiếc điện thoại thông minh”.

Hiện nay Mỹ đã thay đổi cách làm, nếu muốn có được thông tin của công dân hay cư dân Mỹ, thì cần phải được tòa án phê chuẩn. So sánh với Trung Quốc, cảnh sát Trung Quốc chỉ cần tự đưa ra lệnh lục soát là được.

Trong khi đó, chính quyền ĐCSTQ có quyền quyết định cuối cùng. Trung Quốc không có tư pháp độc lập để phê chuẩn hay thẩm tra yêu cầu của chính quyền; nếu như công ty không đồng ý với yêu cầu của chính quyền, thì cũng không có cách nào để khiếu nại.

Công ty Trung Quốc không thể nào giống như Apple dám thách thức chính phủ. Apple từng từ chối thực hiện yêu cầu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ về việc mở khóa chiếc iPhone của nghi phạm San Bernardino trong vụ xả súng năm 2015.

Ngày 1/6, chính quyền Trung Quốc thực thi “Luật an ninh mạng” mới, yêu cầu các công ty internet trợ giúp chính quyền chặn các nội dung “nguy hại đến an ninh, danh dự và lợi ích quốc gia”.

Những điều này đã vượt xa rất nhiều so với yêu cầu của chính phủ Mỹ đối với các công ty về internet của Mỹ, pháp luật Mỹ chỉ yêu cầu các công ty mạng báo báo các nội dung khả nghi về lạm dụng tình dục trẻ em và các tài liệu vi phạm bản quyền.

Theo Trithucvn