Vào tối ngày 23/4/2022, hàng trăm học viên Pháp Luân Công tại một số khu vực ở New York đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, để kỷ niệm 23 năm ngày các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện tại Bắc Kinh, đồng thời vạch trần tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ.
Các học viên cầm nến để tưởng nhớ cái chết của các học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại trong 23 năm qua. Trong số các học viên này có những người đã từng tham gia cuộc thỉnh nguyện vào ngày 25/4/1999, họ đều cảm thấy không khí áp lực vào thời điểm đó; Cũng có rất nhiều học viên đã không tham gia vào cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999, nhưng trong cuộc đàn áp lớn xảy ra sau đó, họ đều tuân theo tinh thần ôn hòa và lý trí của ngày 25/4 để phản bức hại, vì duy hộ tín ngưỡng của bản thân, đồng thời gánh trên vai sứ mệnh bảo vệ đạo đức của người Trung Quốc.
Đã 23 năm trôi qua, những học viên tham gia vào sự kiện ngày hôm đó, người tráng niên bây giờ đã bước vào tuổi già, tuy nhiên niềm tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” vẫn không hề thay đổi, họ không hề có mưu cầu chính trị hay quyền lực. Sự hy sinh và kiên trì của các học viên Pháp Luân Công trong suốt 23 năm qua đã mang lại những thay đổi lớn trong lòng người dân. Gần 400 triệu người Trung Quốc đã làm ‘tam thoái’, và ngày càng có nhiều người thức tỉnh.
Đường đường, chính chính đứng ra nói lên sự thật
Vào sáng ngày 25/4/1999, Phan Quân – một học viên Pháp Luân Công, người tham gia vào cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh, anh đi từ Xương Bình đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Lúc đó anh là sinh viên năm cuối của Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc.
Trước đó không lâu, Hà Tộ Hưu, lúc đó là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một bài báo trên tạp chí do Học viện Giáo dục Thiên Tân tài trợ, công kích Pháp Luân Công một cách vô căn cứ. Ngày 23/4/1999, các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến đó để thiện tâm nói rõ sự thật, nhưng cảnh sát lại bắt giữ hơn 40 người trong số các học viên.
Phan Quân cho biết: “Vì Thiên Tân là đô thị trực thuộc Trung ương nên chúng tôi làm theo thủ tục kiến nghị. Cấp trên là Văn phòng thỉnh nguyện của Quốc vụ viện ở trên đường Phủ Hữu. Mọi người từ trong tâm đều muốn phản ánh tình hình, đó là kiến nghị tự phát và ôn hòa.”
Phan Quân nói rằng trước khi đi, anh cũng nghĩ về thảm kịch xảy ra vào ngày 4/6/1989 (thảm sát Thiên An Môn), nhưng anh lại nghĩ, “Pháp Luân Công là dạy người ta trở thành một người tốt theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Yêu cầu đánh không đánh trả, mắng không mắng trả, nghĩa vụ dạy công, không lấy một đồng, không có bất kỳ mưu đồ chính trị nào, cho nên tôi nghĩ nên đường đường chính chính đứng ra phản ánh, làm sáng tỏ sự thật, yêu cầu thả người.”
Anh đến đường Phủ Hữu vào khoảng 7 giờ, sau đó anh thấy ngày càng nhiều người tụ tập, nhưng có trật tự, và cuối cùng anh đợi tin tức ở cổng phía Tây của Quốc vụ viện cho đến hơn 9 giờ tối.
Các học viên Pháp Luân Công đề xuất 3 kiến nghị: (1) thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân; (2) cho phép các sách Pháp Luân Công được xuất bản công khai; (3) cung cấp cho các học viên Pháp Luân Công một môi trường tu luyện hợp pháp.
Thủ tướng khi đó là Chu Dung Cơ đã đến để giải quyết vấn đề. Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện, sau khi nghe được kết quả liền nhanh chóng giải tán, đồng thời họ cũng nhặt đi tất cả các mẩu giấy và tàn thuốc có trên mặt đất, việc này khiến nhiều người chứng kiến phải kinh ngạc vì đây là lần đầu tiên khi một đoàn người lớn tụ họp mà rời đi nhưng không để lại một mảnh rác nào.
Phan Quân nói: “Các học viên Pháp Luân Công thực hiện quyền thỉnh nguyện của họ như được ghi trong Hiến pháp và bảo vệ quyền trở thành người tốt của họ theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đây cũng là một nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công để ngăn chặn cuộc bức hại của ĐCSTQ”. “Bản kiến nghị ngày 25/4/1999 thể hiện cảnh giới hòa bình và lý trí của các học viên Pháp Luân Công và lòng dũng cảm của họ trong việc duy trì công lý, chính nghĩa, lương tri đạo đức và dũng khí.”
Cuộc thỉnh nguyện là một cơ hội để lựa chọn thiện ác
Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25/4 đã cho ĐCSTQ cơ hội lựa chọn, đồng thời cũng khiến nhiều người mới bắt đầu học Pháp Luân Công phải đối mặt với câu hỏi phải làm thế nào. Vu Lôi – một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, là một trong số những người tham gia vào cuộc thỉnh nguyện 25/4. Lúc đó anh là sinh viên năm nhất và mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ anh mới chỉ đọc qua 2 lần.
Vu Lôi nói: “Tôi ngay lập tức cảm thấy một áp lực vô hình, bởi vì ĐCSTQ nhất định sẽ không dừng lại, sau này sẽ có chuyện xảy ra, và tôi có thể phải đối mặt với điều tương tự như phong trào sinh viên ngày 4/6”. “Tôi trong tương lai sẽ làm điều thiện hay điều ác? Là vì công hay là vì tư? Tôi phải lựa chọn.”
Áp lực tâm lý nặng nề khiến anh nằm ở nhà trằn trọc cả ngày, suy xét không biết đâu mới là hạnh phúc thực sự trên đời. Cuối cùng, nội tâm mách bảo anh rằng, chỉ có thể dựa vào Pháp Luân Đại Pháp để làm một con người tử tế thì mới có thể có được hạnh phúc thật sự.
Anh nói: “Tôi kiên quyết đứng về phía Pháp Luân Công, từ đó về sau tôi chưa bao giờ dao động.”
ĐCSTQ đã chọn làm điều ác. Vào ngày 20/7/1999, 3 tháng sau ngày 25/4, nhà lãnh đạo ĐCSTQ – Giang Trạch Dân vì ghen tị đã sử dụng tất cả bộ máy nhà nước để phát động một cuộc đàn áp nhắm vào hàng trăm triệu người tốt. Cuộc bức hại ảnh hưởng đến mọi học viên Pháp Luân Công, nhiều người tham gia thỉnh nguyện đã phải chịu sự tra tấn về thể chất và tinh thần từ ĐCSTQ.
Hạ Đức Vân – cựu kỹ sư của Viện nghiên cứu địa chất mỏ dầu Thắng Lợi, từng bị ốm yếu nhiều bệnh và từng sảy thai nhiều lần. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô không những hồi phục sức khỏe mà còn sinh ra một đứa con trai khỏe mạnh. Cô ấy vô cùng biết ơn Pháp Luân Công. Nhưng vì thế mà ĐCSTQ đã bắt cóc cô 4 lần, đưa cô vào trại giáo dục lao động để tra tấn, hai mươi mấy năm cô liên tục bị chính quyền sách nhiễu, gây rối.
Cô nói tại cuộc mít tinh trước đại sứ quán Trung Quốc rằng, những gì các học viên Pháp Luân Công đã làm trong nhiều năm không phải cho bản thân họ, dù ở đại lục hay ở nước ngoài.
“Từ ngày 25/4/1999 đến nay, bao gồm cả việc chúng ta giảng chân tướng ở trong nước và tỉnh nguyện ở nước ngoài, là vì chúng ta làm cho chính mình? Không, tất cả là vì người khác”. “Chỉ những người tu luyện do Đại Pháp tạo ra mới có thể không màn đến tính mạng để đem sự thật nói cho người khác, để họ không bị ĐCSTQ kéo xuống vực sâu, ngày Trời diệt ĐCSTQ họ không bị liên lụy, để họ lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn.”
Không khí trang nghiêm, ôn hòa
Không khí tại buổi lễ mít tinh diễn ra trang nghiêm, ôn hòa, thu hút người đi đường dừng lại theo dõi.
William Paredes, một cư dân New York sống gần đó cho biết: “Tôi cảm thấy một trường năng lượng rất yên bình, hòa nhã”. “Chân, Thiện, Nhẫn là những giá trị phổ quát. Tôi muốn nói rằng mọi người nên tu luyện Pháp Luân Công.”
Anh ấy cho rằng việc đàn áp của ĐCSTQ là vô lý. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tại sao họ lại đàn áp? Trung Quốc nên đón nhận Pháp Luân Công. Như tôi đã nói, mọi người nên tập luyện.”
Bà Martha Flores-Vazquez, lãnh đạo cộng đồng Dân chủ bang Flushing cũng tham dự cuộc mít tinh trước lãnh sự quán Trung Quốc, bà tin rằng việc tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị bức hại là “việc làm đúng đắn” nên bà muốn tham gia.
Đồng thời, bà cho rằng tổng thống Hoa Kỳ nên ra tay ngăn chặn việc ĐCSTQ trên đất Mỹ thao túng người sách nhiễu, phá hoại các hoạt động khác nhau của những học viên Pháp Luân Công.
Martha nói: “Loại chuyện này phải dừng lại ngay lập tức”. “Bây giờ chúng ta sẽ làm ở một cấp độ khác, đó là tầm cỡ quốc tế. Biden hay bất cứ ai muốn trở thành tổng thống, thì nhất định phải giải quyết vấn đề này, họ phải hành động vì đây là một tội ác nghiêm trọng. Nếu họ định nghĩa nhiều thứ là phạm tội thù hận, thì điều này cũng nên được đưa vào.”
Khi màn đêm buông xuống, các học viên Pháp Luân Công ở New York ngồi tĩnh tọa, cầm nến trên tay và tưởng nhớ những học viên đại lục đã bị tra tấn và giết hại vì niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn.
Tử Vi (Theo The Epoch Time)