Cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã kéo dài 4 tháng và ngày càng quyết liệt. Nhà bình luận chính trị Tang Phổ (Sang Pu) đã nhận định rằng thanh niên biểu tình ở Hồng Kông không sợ “Luật cấm che mặt”, cho thấy giáo dục tẩy não của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thất bại.
Đến nay, hoạt động kháng nghị của người Hồng Kông đã kéo dài liên tiếp 4 tháng, tuy nhiên, 5 yêu cầu của người dân cũng chưa được chính phủ Hồng Kông hồi đáp, ngược lại còn ra thêm “Luật cấm che mặt”, khiến cho nhiều người Hồng Kông kháng nghị hơn.
Cảnh sát Hồng Kông đã dùng bạo lực ngày càng không kiêng nể, đã bắt hơn 2000 người, trong đó có 700 vị thành niên, các vụ bạo lực tình dục, xâm hại tình dục những người bị bắt cũng liên tiếp được phơi bày, khiến cho người Hồng Kông thêm phẫn nộ.
Ngày 13/10, người Hồng Kông tổ chức hoạt động kháng nghị “Hòa dũng một nhà, Hoa nở khắp nơi” ở 18 khu thương mại, và đại hội hạc giấy “Tôi nhớ Hồng Kông”. Cảnh sát ngay sau đó đã bắt nhiều người kháng nghị, đồng thời sử dụng lựu đạn hơi cay ở Tsuen Wan, Sha Tin, Tai Po, Mong Kok.
Tang Phổ, một nhà bình luận chính trị, luật sư, tiến sĩ luật đã xuất hiện tại cuộc biểu tình phản đối “Luật cấm che mặt” vào hôm 13/10. Ông nói rằng ít nhất 10.000 người có mặt tại hiện trường, chẳng sợ “Luật cấm che mặt” do chính quyền ban hành.
Ông cũng cho biết, vì người Hồng Kông biết rằng “sợ” không thể giải quyết được bất cứ điều gì, vậy nên họ vẫn tiếp tục kiên trì chiến đấu mà không hề từ bỏ.
Cho đến nay đã có hơn 2.000 người đã bị bắt giữ, phần lớn trong số họ là học sinh cấp hai. Có học sinh đã chuẩn bị lá thư tuyệt mệnh để chiến đấu, chuẩn bị hy sinh bản thân. Tang Phổ nghĩ rằng điều đó khiến mọi người đau lòng.
“Không ai muốn học sinh phải hy sinh. Chúng ta đều biết rằng vụ việc Trần Ngạn Lâm, khiến mọi người rất nghi ngờ liệu đó có phải là bị mưu sát hay không. Đến nay vẫn còn nghi vấn, và có ít nhất năm trường hợp tương tự trong các vụ án xác chết trôi sông.
Bây giờ có người viết thư tuyệt mệnh để nói lời tạm biệt với gia đình, trong thư tuyệt mệnh viết một câu làm tôi rất cảm động, đó chính là, các em phải gánh một trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà còn cho thế hệ tiếp theo.
Chỉ có mười mấy tuổi mà nói phải phấn đấu cho thế hệ tiếp theo, tinh thần này của các em sẽ mãi mãi trong tâm trí mọi người. Đảng Cộng sản muốn tẩy não các em ấy bằng giáo dục tẩy não là điều không thể”.
Ông kêu gọi các bạn trẻ đang muốn hy sinh thân mình: “Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ tiếp tục kháng cự, thà dũng cảm ở chiến trường để chống cự, chứ đừng kết thúc sinh mệnh của mình như thế”.
Cùng ngày, Bộ trưởng giáo dục Dương Nhuận Hùng được Đài phát thanh thương mại Hồng Kông phỏng vấn trong tiết mục “Kinh tế chính trị ngày thứ 7” cho biết, hơn 30% số người bị bắt dưới 18 tuổi. Ông Dương nói rằng một trong những nhiệm vụ chính của Bộ giáo dục trong tương lai là giáo dục cha mẹ vì một số cha mẹ đã nuông chiều con cái họ.
Tang Phổ lập tức lên tiếng chỉ trích: “Ông hãy nghĩ xem nhóm thanh niên hiện nay họ có phải do cha mẹ của các em dạy làm loạn, do thầy cô của các em dung túng như những gì tập đoàn ĐCSTQ và tập đoàn ĐCS Hồng Kông tuyên truyền, để rồi các em tự làm ra các cuộc biểu tình như vậy hay không?
Chúng ta phải biết trước giờ trên thế giới đều có chân lý công bằng chính nghĩa, các em phân biệt rõ ràng đúng sai và dám nói dám làm. Đây là điều mà cha mẹ của các em một đời chỉ dám nói mà không dám làm, hành động dám nói dám làm hiện nay của các em ấy có phải do cha mẹ dạy dỗ không?”
Trước phong trào phản đối dự luật dẫn độ ngày càng gia tăng, các nơi đều xuất hiện xung đột kịch liệt. Đức Hồng y Tang Han thuộc Giáo hội Công giáo Hồng Kông cũng đã kêu gọi chính phủ lắng nghe tiếng nói của người dân Hồng Kông, những người chấp pháp cần dùng lương tâm mà gây dựng lại lòng tin mà người dân thành phố đã tín nhiệm họ.
Những người biểu tình thường nói rằng “Chỉ có chính sách tàn bạo chứ không có những tên côn đồ”, nhưng Tang Phổ tin rằng hiện nay bạo lực thực sự là cảnh sát: “Những tên côn đồ thực sự bây giờ chính là bốn lực lượng hỗ trợ cho hắc cảnh: ĐCSTQ, các quan chức của Đảng Cộng sản Hồng Kông, cảnh sát và xã hội đen.
Tôi hy vọng cảnh sát, những người có súng, có đạn hơi cay, có tất cả các vũ khí v.v… có thể kiềm chế một chút, quan trọng là lấy lương tâm của mình mà hành động như lời của Hồng y Tang Han nói, nếu không nói về lương tri, thì làm việc gì cũng phải tuân theo tinh thần công bằng và chính nghĩa”. Ông cũng chỉ trích cảnh sát đã tấn công công dân một cách bừa bãi và việc cảnh sát vu khống hành vi của những người biểu tình là hành vi của kẻ lưu manh.
Nhật Hạ (Theo NTDTV)