Giả kim thuật (alchemy) là phương pháp biến đổi các kim loại thường như chì, thủy ngân… thành vàng. Giả kim thuật đã có lịch sử hàng mấy nghìn năm. Nó là tiền thân của môn hóa học cận đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như đời sống loài người.
Theo khoa học phương Tây
Ý tưởng này đã có từ hàng nghìn năm trước, dựa trên quan điểm của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aritstote về việc có thể chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.
Hình thức sơ khai của giả kim thuật là tạo ra những hợp kim có màu sắc giống vàng như trộn đồng đỏ vào thiếc màu trắng thành hợp kim đồng – thiếc có màu giống vàng. Tuy nhiên, đây chỉ là vàng “giả” có thể được phát hiện ra bằng nhiều cách khác nhau.
Sơ đồ giả kim ( Ảnh : Internet )
Giả kim thuật – theo khoa học phương Đông
Thuật giả kim không phải là mơ mộng hão huyền. Các khoa học gia thời Trung Quốc cổ đại đã sở hữu kiến thức về thuật giả kim rồi. Khi nói đến những thành tựu khoa học và phát triển ở Trung Quốc cổ đại, thuật giả kim sẽ được đặt trong chương đầu tiên của cuốn sách lịch sử hóa học. Theo quan niệm của Đạo giáo Trung Quốc cổ đại về việc luyện ‘đan’ (một cụm năng lượng trong cơ thể người tu luyện, được thu thập từ các không gian khác) trong lò, một khi đan được hình thành, nó có khả năng thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng và bạc.
Đan cũng có thể chuyển hóa cơ thể vật chất này và các cơ thể ở không gian khác, từ đó đưa người tu luyện đột phá thời gian, không gian cũng như cơ thể con người và tiến nhập vào những tầng thứ tu luyện cao hơn. Vì vậy, ‘luyện đan’ thực chất chính là giả kim thuật.
Nhận thức cơ bản về vật chất trong thời Trung Quốc cổ đại chính là “thuyết Ngũ hành”. Người Trung Quốc thuở ấy phát hiện rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ cấu thành nên tất cả các vật chất trong vũ trụ này. Nhận thức này về vật chất thực ra bắt đầu từ khi nào? Không có sử sách nào có thể trả lời được câu hỏi này vì thuyết Ngũ hành dường như đồng thời tồn tại với văn hóa Trung Hoa. Thậm chí có thể nói nó là một trong các nền tảng của văn hóa Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.
Cơ bản Ngũ hành là gì
Theo cuốn Thượng Thư chương “Hồng Phạm”, Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thượng Thư còn gọi là Thư Kinh, hay Sử Thư. Nó là một trong sáu cuốn cổ thư do Khổng Tử biên soạn và bình chú. Nó là tuyển tập văn hiến chính trị của Trung Quốc từ triều đại Hoàng Đế (một vị vua huyền thoại trị vì Trung Quốc nguyên thủy) cách đây khoảng 5000 năm. Nói cách khác, người Trung Quốc đã phát triển nhận thức về Ngũ hành thậm chí còn trước cả sự hình thành chữ Hán. Có cả bằng chứng về kiến thức Ngũ hành trong cuốn Quốc Ngữ, từ triều Châu: “Sự kết hợp của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vạn vật trên thế gian.” Những ghi chép này chứng tỏ thuyết Ngũ hành là nền tảng của khoa học Trung Quốc cổ đại, tương tự như học thuyết cho rằng nguyên tử và phân tử là nền tảng của những phát minh khoa học hiện đại về vũ trụ và vật chất.
Ngũ hành ( Ảnh : Internet )
Nhận thức của người xưa về Ngũ Hành
Thậm chí người Trung Quốc xưa còn có cả những nhận thức về vật chất vi tế hơn cả Ngũ hành: “thuyết Âm Dương”. Khổng Tử giảng rằng: “Nhất Âm, nhất Dương là Đạo” (chương “Hệ Từ Truyện”, Chuyển Thư Kinh). Ông cũng nói: “Cương, Nhu tương tác thì sẽ tạo nên thay đổi.” Lão Tử nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng Âm ôm Dương” (chương 42, Đạo Đức Kinh). Những lời này rõ ràng thuộc phạm trù vật lý cao năng lượng hiện đại. Lão Tử không chỉ bàn về các lạp tử cơ bản vi quan, mà còn giảng về nguyên lý cấu thành nên vật chất. Do đó, vạn sự vạn vật do Ngũ hành tạo nên đều có cả đặc tính Âm và Dương và cả Ngũ hành.
Cấu trúc nguyên tử ( Ảnh nguồn Internet )
Trên cơ điểm đó, khi trình tự sắp xếp của các hạt nhân, electron thay đổi thì hoàn toàn có thể tái tổ hợp ra một nguyên tố mới, biến Nhôm thành Vàng, Sắt thành Vàng…
Những ví dụ thực tiễn
Thực ra rất nhiều thực nghiệm khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều sinh vật có loại siêu năng lực tương tự giả kim thuật này, ví như, cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa Canxi, vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi. Cây non nảy mầm trong nước cất, có chứa các nguyên tố Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn so với hàm lượng vốn có trong hạt đó, thực nghiệm chỉ ra vốn dĩ sinh vật đã tồn tại năng lực ‘tái cấu trúc nguyên tố’. Từ những hiện tượng này mà xét, các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại rất có thể đã nắm được cái lý biến hóa cao thâm hơn của vũ trụ, thuật biến đá hóa vàng hiển nhiên đã vượt qua nhận thức ở tầng vật chất bề mặt này, họ đã chân chính tìm ra sức mạnh của sinh mệnh.
Tổng hợp từ Internet