Ngày 24/10/2016, Hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) đã được tổ chức long trọng tại trung tâm Bill Graham Civic Auditorium, San Francisco, Mỹ. Khoảng gần 6.000 học viên Pháp Luân Công từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tụ họp về đây để tham dự Pháp hội thường niên này.
Hội giao lưu chia sẻ (Pháp hội) được tiến hành kéo dài đến khoảng 4:45 chiều cùng ngày. Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – ông Lý Hồng Chí (người mà các học viên tôn kính gọi bằng Sư Phụ) đã gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc: “Sư Phụ chúc Pháp hội thành công” đến các học viên tham dự Pháp hội. Toàn thể học viên tham dự Pháp Hội đã nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh. Người chịu trách nhiệm tổ chức Pháp hội đã truyền đạt lời chào, lời thăm hỏi ân cần của các học viên Pháp Luân Công đến Sư Phụ của pháp môn.
Gần 6000 học viên Pháp Luân Công đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Đài Loan, Nhật Bản… và nhiều nơi trên thế giới tham dự Pháp hội trong không khí vô cùng trang nghiêm và thù thắng.
Các học viên Pháp Luân Công đã biểu thị lòng biết ơn vô hạn của mình đối với người sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của bản thân.
Hội giao lưu lần này có hơn 10 học viên ở các độ tuổi và thuộc tầng lớp khác nhau lên đọc bài chia sẻ tâm đắc thể hội về tu luyện.
Trong chia sẻ, các học viên Pháp Luân Công đã kể lại những trải nghiệm thần kỳ trong việc chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công. Đồng thời chia sẻ sự kiên định trong tu luyện, tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tu tâm bỏ chấp trước, trở thành người tốt trong gia đình và ngoài xã hội. Các bài chia sẻ cũng cảm nhận sâu sắc được trách nhiệm của bản thân mình và tính cấp bách của việc giảng rõ sự thật về cuộc bức hại cho người dân thế giới.
Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã cải thiện sức khỏe đáng kể, thậm chí khỏi bệnh nan y sau khi họ may mắn tu luyện môn Pháp. Bà Dương Lệ năm nay đã 69 là một trong các học viên đại diện lên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện cá nhân. Ở tuổi này không ai có thể nghĩ bà Dương lại trẻ trung và khỏe mạnh đến thế với giọng nói vang, khỏe.
Bà Dương trước đó không được như bây giờ bởi nhiều bệnh tật hành hạ liên miên. Bà chia sẻ mình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11/1995 qua lời giới thiệu của một người bạn. Trên thân mang rất nhiều bệnh, và sau đó là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, bà gần như mất hết hy vọng vào cuộc sống này. Đến năm 1995, hàng loạt triệu chứng dồn dập xảy ra khiến bà phải thống khổ và đau đớn chịu đựng, bác sĩ nói bà chỉ còn có 3 tháng để sống trên cõi đời này.
Ngay trong lúc chẳng còn tia hy vọng nào ngoài nỗi sợ hãi của việc chờ chết, bà Dương đã may mắn biết tới Pháp Luân Công và bắt đầu tu luyện.
“Sư phụ liên tục thanh lọc cơ thể cho tôi, giúp tôi trừ bỏ nhiều nghiệp nặng để tôi có thể kéo dài tuổi thọ, và chính Ngài đã cho tôi được sống lần hai, một cuộc sống tuyệt vời hơn trước rất nhiều!”, bà Dương xúc động nói.
Bà Dương hiện đã rời Bắc Kinh để định cư tại Mỹ với gia đình mình, từ năm 2011.
Phong Tuyết đến từ Vancouver lúc 5 tuổi đã cùng với bố mẹ tu luyện Pháp Luân Công. Khi còn ở Trung Quốc, các em nhỏ cũng giống như người lớn, đã từng chịu nhận áp lực to lớn và nguy hiểm của cuộc bức hại.
Sau khi Pháp Luân Công bị bức hại vô cớ ở Trung Quốc, Phong Tuyết đã cùng với mẹ đến quảng trường Thiên An Môn thỉnh nguyện. Sau khi trở về đối diện với áp lực từ nhà trường, bạn học đều xa lánh em. Sự kiên định đối với tín ngưỡng đã giúp em mạnh mẽ vượt qua, và nhận được sự quan tâm và thông cảm của thầy cô.
Nhiều học viên đã phát biểu cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân khi họ thực hiện nhiệm vụ quan trọng là nói rõ cho công chúng biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giúp càng nhiều người học Pháp Luân Công càng tốt để được may mắn như họ.
Anh Valentin Schmid – biên tập viên mục tin kinh tế-tài chính của tờ báo Epoch Times tiếng, đã chia sẻ kinh nghiệm làm truyền thông của mình trong suốt quá trình nỗ lực thực hiện nhiệm vụ nói trên. Anh nói rằng bản thân và toàn bộ học viên Pháp Luân Công cần ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ cao cả này, nhấn mạnh rằng truyền thông có vai trò lớn nhất trong việc này.
Những người tham gia Pháp hội gửi lời cảm ơn đến Đại sư Lý Hồng Chí
Các học viên tham gia hội giao lưu cho biết, nghe những giao lưu tâm đắc chân thành này nhận được rất nhiều lợi ích, cảm thấy trân quý, tràn đầy lòng cảm ân đối với ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công.
Cô Châu học viên Pháp Luân Công đến từ Sydney, Australia cho biết, lần này thật sự thu được rất nhiều lợi ích, lắng nghe thể hội đề cao tâm tính, làm người tốt của các học viên khiến cô cảm động rơi nước mắt. Cô nói: “Thật sự cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí đã truyền Pháp Luân Đại Pháp cho chúng tôi, có thể được làm đệ tử của Sư phụ là điều may mắn biết bao, Sư phụ đã cho chúng đệ tử rất nhiều rất nhiều. Lòng cảm ân của chúng tôi đối với Sư phụ thật sự không thể dùng lời để biểu đạt”.
Cô nói: “Các đồng tu đều làm được tốt như vậy, tôi rất cảm động, tôi nghe đều không cầm được cả nước mắt, chúng tôi để sẽ cố gắng tu luyện dựa theo nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn, cố gắng đề cao, tự mình thăng hoa”.
Các học viên Pháp Luân Công kiên trì hòa bình lý trí giảng rõ sự thật
Ngày 13/5/1992, ông Lý Hồng Chí ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã công khai truyền Pháp dạy công ra ngoài xã hội, số người tu luyện càng ngày càng đông. Đến năm 2016, Pháp Luân Công đã hồng truyền khắp Trung Quốc và 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hiện nay đã có trên 100 triệu người thuộc các dân tộc trên thế giới đã bước vào tu luyện.
Bắt đầu từ năm 1999, các học viên Pháp Luân Công gặp phải cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. 17 năm nay, các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước đã khích lệ và ủng hộ lẫn nhau, hòa bình lý trí giảng rõ sự thật cho người dân khắp thế giới.
Trong khoảng thời gian diễn ra Pháp hội giao lưu chia sẻ trong tu luyện lần này, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức diễu hành và thỉnh nguyện ở thành phố San Francisco, triển hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp với mọi người, vạch trần cuộc bức hại và tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Theo zhengjian.org