Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hong Kong ngày càng diễn ra kịch liệt, Nhóm các nhà lãnh đạo của Bảy nước (G7) hôm 26/8 đã phát biểu tuyên bố chung về vấn đề Hong Kong, cho biết ủng hộ sự tự trị của Hong Kong. Tuyên bố chung này đã khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng bực dọc trong cuộc họp báo ngày 27/8.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ủng hộ phản đối dự luật dẫn độ
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 45 tại Pháp đã khép lại, hội nghị đã phát biểu tuyên bố chung bằng tiếng Pháp, trong đó có nói “G7 nhắc lại sự tồn tại và tính quan trọng của thoả thuận Trung – Anh năm 1984 đối với Hong Kong, đồng thời kêu gọi các bên tránh sử dụng bạo lực.”
Hội nghị thượng đỉnh G7 gồm có lãnh đạo các nước như Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc, Mỹ tham dự; Thủ tướng Anh Boris Johnson chia sẻ với báo giới cho biết, lãnh đạo các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ đều “quan tâm sâu sắc” tới tình hình Hong Kong.
Ông nói, “Các nước G7 ủng hộ một Hong Kong ổn định và phồn vinh, chúng tôi vẫn ra sức duy hộ khung ‘một quốc gia, hai chế độ’ tại Hong Kong.”
Cảnh Sảng hắng giọng: “Lo chuyện bao đồng”
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảnh trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 27/8 đã biểu thị sự bất mãn, Cảnh Sảng kiên quyết phản đối lãnh lãnh đạo G7 “nói nọ nói kia”, “chỉ tay năm ngón” về sự việc của Hong Kong, đồng thời nói rằng Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh sự vụ của Hong Kong là thuộc “nội chính của Trung Quốc”, chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài “không có quyền can dự”.
Cảnh Sảng còn nói, diễu hành biểu tình ở Hong Kong là “hoạt động bạo lực”, đã xung kích nghiêm trọng đến trật tự trị an xã hội, kinh tế dân sinh và hình tượng quốc tế của Hong Kong, không có ai quan tâm đến sự phồn vinh và ổn định của Hong Kong hơn người Trung Quốc, do đó yêu cầu thành viên các nước G7 không tiếp tục “bụng dạ khó lường, lo chuyện bao đồng, mưu đồ làm loạn”.
Cảnh Sảng nhấn mạnh, nội dung cốt lõi của “Tuyên bố chung Trung – Anh là “Xác định Trung Quốc thu hồi lại Hong Kong, tiến hành khôi phục lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Hong Kong”, nước ngoài không có quyền can thiệp.
Bắc Kinh không thừa nhận hiệu lực của “Tuyên bố chung Trung – Anh”
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, năm 2017, trước kỷ niệm 20 năm bàn giao chủ quyền Hong Kong cho Trung Quốc Đại lục, ngày 29/6/2017, đương nhiệm Ngoại trưởng Anh khi đó là ông Boris Johnson cho biết, Anh Quốc hy vọng Hong Kong sẽ đạt được tiến bộ lớn hơn trong một hệ thống chính phủ dân chủ và có trách nhiệm, Anh Quốc cũng có cam kết với Hong Kong trong “Tuyên bố chung Trung – Anh”, cam kết này vẫn luôn vững chắc như 20 năm trước.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng sau đó lại nói, “Tuyên bố chung Trung – Anh” công bố năm 1984 đã là văn kiện lịch sử, không có bất cứ ý nghĩa hiện thực nào, do đó Anh Quốc đã không có bất cứ chủ quyền, quyền chính trị và quyền giám sát đôn đốc nào đối với Hong Kong.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức phủ nhận hiệu lực của “Tuyên bố chung Trung – Anh”.
Tháng 6 năm nay, sau khi Hong Kong bùng nổ phong trào phản đối dự luật dẫn độ, trả lời phỏng vấn của báo giới đương nhiệm Ngoại trưởng Anh, ông Jeremy Hunt hôm 2/7 đã nhấn mạnh, nếu tuyên bố chung về vấn đề Hong Kong của Trung Quốc và Anh Quốc không được tuân thủ, thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, cùng với việc chủ quyền Hong Kong bàn giao cho Trung Quốc Đại lục, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của phía Anh Quốc trong “Tuyên bố chung Trung – Anh” đã được thực hiện hoàn tất. “Phía Anh Quốc không hề có chủ quyền, không có quyền quản lý, không có quyền giám sát gì đối với Hong Kong sau khi Hong Kong trả về Trung Quốc, về cơ bản là không tồn tại bất cứ điều gì gọi là ‘trách nhiệm’.”
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pompeo hôm 19/8 đã đốc thúc chính quyền Trung Quốc tôn trọng luật pháp Hong Kong, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc là Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trong chương trình thời sự lại nói, “Tuyên bố chung Trung – Anh” mà Phó Tổng thống Pence trích dẫn là “văn kiện lỗi thời không có hiệu lực”.
“Tuyên bố chung Trung – Anh” lỗi thời?
Tiến sĩ chính trị học Cố Duy Quần (Gu Weiqun) tại Đại học Harvard Mỹ chia sẻ với Đài Á châu Tự do cho biết, cách nói này của CCTV có sai lầm rất lớn, “Tuyên bố chung Trung – Anh” trong quyển 1399 Công ước Liên Hiệp Quốc, nó không chỉ đơn giản là một thoả thuận quốc tế giữa hai nước, mà là một hiệp ước quốc tế.
Từ năm 1997, Luật sư Hồ Hồng Liệt (Henry Hu) tại Hong Kong đã có bài viết chi ra, “Tuyên bố chung liên quan đến vấn đề Hong Kong của hai nước Trung Quốc và Anh Quốc là một hiệp ước quốc tế, có hiệu lực pháp lý ràng buộc hai nước Trung – Anh, do đó hiệu lực của nó đã vượt qua giới hạn hiến pháp của hai nước. Quy định về ‘một quốc gia, hai chế độ’, tự trị cao độ, 50 năm không thay đổi trong Luật cơ bản của đặc khu Hong Kong là nhiệm vụ mang tính quốc tế mà Trung Quốc cam kết căn cứ vào tuyên bố chung, và đăng ký cam kết này lên Liên Hiệp Quốc.” (“Cơ sở pháp luật trao trả Hong Kong cho Trung Quốc” được đăng trên Tạp chí Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Trung Quốc kỳ 6 năm 1997).
Còn về hàng loạt hành động và thủ đoạn mà chính phủ đảng Cộng sản Trung Quốc dùng trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hong Kong, ông Cố Duy Quần cho rằng, đã vi phạm quy định trong “Tuyên bố chung Trung – Anh”; mặt khác, trong “Luật cơ bản của Hong Kong” mà phía Trung Quốc đơn phương chế định, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có ít nhất 15 chỗ vi phạm luật của chính mình.
Theo trithucvn