Cổ ngữ Rune xuất phát từ chữ rún Na-uy nghĩa là huyền bí hay bí mật. Rất ít thông tin được biết về bảng chữ cái Rune và cũng không ai biết chính xác nó xuất hiện khi nào, ở đâu và ai là người đã phát minh.
Rune là các ký tự của bảng chữ cái sớm nhất được những người Đức ở châu Âu gọi là Futhark sử dụng. Bảng chữ cái Rune được sử dụng trong hệ ngôn ngữ Đức nhưng chủ yếu ở các nước Bắc Âu. Các bảng khắc chữ này đã được tìm thấy trên khắp Bắc Âu từ vùng Balkan đến Đức, Scandinavia, quần đảo Anh và Iceland và đã được sử dụng từ năm 100 đến năm 1600 sau Công Nguyên. Chữ Rune thậm chí còn được tìm thấy tại Bắc Mỹ, nó hỗ trợ cho tuyên bố về những người Viking đã đến châu Mỹ trước Columbus. Ngày nay, tiếng Anh và ngôn ngữ Bắc Âu khác được viết bằng chữ Latin, dù trước đây người dân tại đây từng dùng hệ thống chữ Rune.
Kí tự Rune xưa nhất được biết đến thuộc niên đại năm 160 SCN, và được tìm thấy trên cái lược Vimose, với vài kí tự đơn giản là “HARJA”.
Hơn 4.000 bản khắc chữ Rune và một số bản thảo đã được tìm thấy, trong đó có khoảng 2.500 trong số chúng đến từ Thụy Điển. Chúng thuộc niên đại từ năm 800 đến năm 1000, trong khoảng thời gian sinh sống của người Vikings. Chữ Rune được tìm thấy trên bề mặt cứng như đá, gỗ và kim loại. Các ký tự chữ cũng được khắc trên những đồng tiền, đồ trang sức, tượng đài và phiến đá.
Bảng chữ cái Rune còn được gọi là Futhark xuất hiện sau sáu ký tự chữ Rune đầu tiên gồm f, u, th, a, r và k. Nó bao gồm 24 chữ cái, 18 phụ âm và 6 nguyên âm, và là một hệ thống chữ viết mà mỗi ký tự tượng trưng cho một âm thanh nào đó. Rune có thể được viết bằng cả hai hướng và cũng có thể đảo ngược lại hay từ trên xuống dưới. Về sau Rune có hình thức phức tạp hơn và một số thậm chí giống như bảng chữ cái hiện đại của tiếng Anh ngày nay.
Nguồn gốc chữ Futhark
Vì sự tương đồng với hệ thống chữ viết Địa Trung Hải, người ta cho rằng Futhark được chuyển thể từ hệ thống chữ cái Hy Lạp hay hệ thống chữ cái Etruscan, và có nguồn gốc từ trước cả lịch sử Bắc Âu.
Các chữ Futhark được khắc sớm nhất không có một hướng viết cố định, thay vào đó nó được viết cả từ trái sang phải hay từ phải sang trái, đó là một đặc điểm của bảng chữ cái Hy Lạp hoặc Etruscan rất cổ xưa vào thế kỷ 3 TCN.
Một giả thuyết cho rằng bảng chữ cái Rune được những người Goth, một chủng tộc người Đức phát triển. Hai bảng khắc chữ, bảng khắc chữ Negau và bảng khắc chữ Maria Saalerberg, được viết bằng ngôn ngữ Etruscan thuộc ngôn ngữ Đức và có niên đại từ thế kỷ I hay II TCN, khẳng định giả thuyết về nguồn gốc liên quan đến bảng chữ cái Etruscan.
Chữ cổ Futhark – Hệ thống chữ viết lâu đời nhất
Chữ cổ Futhark được cho là hệ thống chữ Rune lâu đời nhất, bao gồm 24 chữ cái và được sử dụng chủ yếu trước thế kỷ thứ 9. Đây là hệ thống chữ viết tổ tiên của người Anh, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Iceland. Cũng như nhiều ngôn ngữ biến đổi khác và nhiều nhóm ngôn ngữ Đức chấp nhận nó, hệ thống chữ cái Futhark đã thay đổi để phù hợp với ngôn ngữ viết.
Một nhánh sớm của hệ thống chữ cái Futhark được người Goth dùng gọi là Gothic Rune, được sử dụng mãi đến năm 500 SCN trước khi nó được thay thế bằng các chữ cái Hy Lạp xây dựng trên chữ cái Gothic. Chữ cổ Futhark được sử dụng mãi đến năm 550 SCN, xung quanh vùng biển Baltic và Biển Bắc để ghi loại ngôn ngữ được Antonson mô tả là ‘Bắc Tây Đức’. Không giống các hình thức khác của chữ Rune, kỹ năng đọc cổ ngữ Futhark đã biến mất theo thời gian mãi đến khi nó được tái phát hiện bằng công trình giải mã năm 1865 của người Na Uy là Sophus Bugge.
Chữ Rune thông thường kế thừa từ chữ cổ Futhark trong một khoảng thời gian nhiều năm và ổn định vào năm 800 SCN, khởi đầu của thời đại Viking. Thay vì 24 chữ cái, hệ thống Futhark “trẻ hơn” của người Scandinavian có 16 chữ cái, khi 9 chữ nguyên gốc của Hệ thống chữ cổ Futhark bị bỏ đi. Hệ thống chữ trẻ Futhark được chia thành hai loại, nhánh ngắn (Thụy Điển và Na Uy) và dài nhánh (Đan Mạch). Đây là bảng chữ cái chính ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch trong suốt thời kỳ Viking và phần lớn (không hoàn toàn) được thay thế bằng mẫu tự Latin vào khoảng năm 1200 TCN, kết quả của sự chuyển đổi của người Scandinavi sang Cơ đốc giáo. Hệ thống chữ cái Futhark tiếp tục được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Scandinavi, nhưng vào năm 1600 SCN, nó đã trở nên ít quan trọng hơn trong giới học giả.
Hệ thống chữ Futhark được đưa đến Anh
Giữa năm 400 và 600 TCN, ba chủng tộc người Đức là Angle, Saxon và Jute xâm chiếm Anh và mang hệ thống chữ cái Futhark từ lục địa châu Âu đến với họ. Họ đã biến nó thành 33 chữ “Futhorc” để thích nghi với âm vị biến đổi của ngôn ngữ Tiếng Anh cổ, được người Anglo-Saxon nói. Cái tên “Futhorc” là bằng chứng cho một sự thay đổi nguyên âm /a/ dài trong tiếng Anh cổ phát triển thành nguyên âm /o/ sau đó. Mặc dù Futhark phát triển mạnh như một hệ thống chữ viết, nó bắt đầu giảm vì sự phổ biến của chữ Latin. Ở Anh, Anglo-Saxon Futhorc bắt đầu được thay thế bằng chữ cái Latin vào thế kỷ 9 SCN, và không còn tồn tại sau cuộc xâm lược Anh của người Norman vào năm 1066. Vào những năm 1000, các nhà truyền giáo đã làm người Đức cải đạo thành Cơ đốc giáo.
Cách thức bí mật của tôn giáo?
Hệ thống chữ Rune xuất hiện vào trước thời gian Bắc Âu theo đạo Cơ đốc, họ đã bắt đầu liên kết với “người ngoại đạo” hay không phải người Cơ Đốc giáo và do đó một sự thần bí đã được phủ lên hệ thống chữ cái. Rất nhiều nghĩa của từ đã liên kết các học thuyết đến nguồn gốc của chữ Rune để tôn sùng giáo phái. Khi các giám mục truyền giáo Wulfila dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp thành Visigothic trong thế kỷ thứ 4, ông đã dịch các từ huyền bí sang Rune. Do đó, một giả thuyết cho rằng ngôn ngữ cổ Proto-Norse hay Proto-Germanic nghĩ theo từng từ có nghĩa là “bí ẩn tôn giáo” hay “cách thức tôn giáo bí mật”.
Trong văn hóa đại chúng, chữ Rune được coi là sở hữu đặc tính thần bí huyền diệu. Theo lịch sử và cả điều hư cấu, chữ Rune xuất hiện phổ biến trong văn hóa hiện đại, đặc biệt là trong văn học giả tưởng, các trò chơi video và các hình thức khác nhau của phương tiện truyền thông. Nhiều giáo phái Wiccan hiện đại sử dụng chữ Rune trong nghi thức và thần chú.
Những ‘bí mật’ của chữ Rune tiếp tục lôi cuốn chúng ta ngày hôm nay.
Thanh Phong dịch từ Ancient Origins