Khinh hạm Đức quá cảnh biển Đông trong bối cảnh các quốc gia phương Tây tăng cường ‘tự do hàng hải’ trên vùng biển tranh chấp.
Một khinh hạm Đức sẽ đi qua Biển Đông vào mùa hè này lần đầu tiên kể từ năm 2002, các quan chức Đức xác nhận hôm thứ Ba (1 tháng 3).
Các quan chức trong bộ quốc phòng và ngoại giao của nước này nói với Reuters rằng một khinh hạm của họ dự kiến bắt đầu chuyến đi tới châu Á vào tháng 8, sẽ đi qua Biển Đông trong chặng về của hành trình.
Chuyến đi sẽ đánh dấu lần đầu tiên sau 19 năm một tàu chiến Đức đi qua khu vực tranh chấp và được xem là hoạt động ‘tự do hàng hải’. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, nơi họ đã xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo, là của riêng họ và có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan.
Các quan chức Đức hôm thứ Ba nhấn mạnh rằng tàu của họ sẽ di chuyển ở bên ngoài vùng 12 hải lý thuộc chủ quyền các bên.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo hồi tháng 12 đã mời Đức cử một tàu hải quân tham gia vào các cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ông cũng nói rằng việc lập biểu đồ một tuyến đường qua Biển Đông sẽ hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm duy trì quyền quá cảnh trong bối cảnh Trung Quốc đang bành trướng hung hãn.
Tin tức này theo sau những động thái tương tự gần đây của hải quân Hoa Kỳ và Pháp khi chính quyền Biden kêu gọi một mặt trận đa phương chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực. Anh, Australia và Nhật Bản được cho là đang lên kế hoạch cho các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương cũng có thể đưa họ ra biển vào cuối năm nay.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuần trước cáo buộc Mỹ “cố gắng kiềm chế Trung Quốc bằng cách tập hợp các đồng minh phương Tây đến Biển Đông” và tuyên bố sự gia tăng hiện diện hải quân của các nước này là vô ích. “Tuy nhiên, [Quân đội Giải phóng Nhân dân] sẽ được chuẩn bị”, họ nói.
Từ Thức