Phiên bản “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 15/10 so với phiên bản gốc đã có những chế tài nghiêm khắc hơn. So với phiên bản gốc, 5 điểm chính vẫn không có thay đổi, nhưng ở phương diện từ ngữ và yêu cầu đã có những thay đổi lớn, một số trong đó đã nghiêm khắc và rõ ràng hơn.
Mang số hiệu H.R. 3289, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) là văn bản dài và phức tạp nhất trong số ba văn bản vừa được Hạ viện thông qua. Đây không phải là đạo luật mới hoàn toàn mà là đạo luật sửa đổi và bổ sung nội dung cho Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông vốn đã có hiệu lực từ năm 1992 đến nay.
Một trong những mục tiêu đáng chú ý của đạo luật này là việc Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ tư cách đặc biệt dành cho thành phố Hồng Kông trong mối quan hệ thương mại với nước này trừ khi báo cáo thường niên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận chính quyền Hồng Kông trong năm đó đã tôn trọng quyền con người và các nguyên tắc pháp quyền của thành phố. Tư cách đặc biệt này giúp cho Hồng Kông được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với Trung Quốc Đại lục.
Tuy nhiên, mục tiêu và phạm vi của đạo luật phiên bản mới này phức tạp và rộng hơn phiên bản cũ rất nhiều.
1. Yêu cầu báo cáo hàng năm về tình hình tự trị ở Hồng Kông càng trở nên rõ ràng hơn
Phiên bản gốc đối với việc đánh giá hàng năm về tự trị của Hồng Kông chỉ có yêu cầu mơ hồ là “Tự trị đầy đủ” (sufficiently autonomous), phiên bản mới yêu cầu đánh giá chính phủ Hồng Kông duy trì pháp trị thông qua hành pháp, lập pháp và tư pháp, về phương diện bảo vệ quyền lợi công dân “quyết sách tự chủ” (autonomous decision-making), xác nhận (certify) xem Hồng Kông có tiếp tục được hưởng đãi ngộ đặc biệt so với Trung quốc Đại lục hay không.
Phiên bản cũ chỉ đề cập đến các hạng mục và thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Hồng Kông, phiên bản mới đã liệt kê rõ ràng các thỏa thuận và điều ước giữa Mỹ và Hồng Kông, kể cả các thỏa thuận thương mại, hợp tác chấp pháp, cam kết không phổ biến, thực thi chế tài, thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu, các thỏa thuận và điều ước liên quan đến thu thuế và trao đổi tiền tệ.
2. Phạm vi của các đối tượng chế tài cũng rộng hơn
Đối tượng chế tài trong phiên bản gốc là: Những người chịu trách nhiệm trong sự kiện bắt cóc phóng viên và chủ tiệm sách ở Hồng Kông, cùng với việc chuyển giao những người thực hiện các quyền tự do cơ bản sang Trung Quốc Đại lục để tiến hành giam giữ, bức cung và xét xử.
Phiên bản mới yêu cầu tổng thống xác định ai là người phải chịu trách nhiệm cho các hành vi:
A. Bất kể cá nhân nào ở Hồng Kông đã thực sự thực thi hoặc uy hiếp chuyển giao, tùy ý giam giữ, dùng cực hình hoặc cưỡng bức nhận tội;
B. Có các quyết định hoặc hành vi làm trái với “Tuyên bố chung Trung – Anh” và “Luật cơ bản”, hành vi hoặc quyết định này đồng thời làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ về phương diện tự trị và pháp trị tại Hồng Kông;
C. Tại Hồng Kông thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác về nhân quyền mà đã được quốc tế công nhận.
3. Đãi ngộ đối với hộ chiếu Hồng Kông càng lớn hơn
Phiên bản gốc yêu cầu bảo đảm người Hồng Kông bị bắt vì biểu tình ôn hòa để bảo vệ dân chủ, nhân quyền và pháp trị, sẽ không bị nước Mỹ từ chối cấp thị thực. Phiên bản mới không nhấn mạnh vào “biểu tình ôn hòa”, đơn xin thị thực của của người dân Hồng Kông sẽ không bị từ chối chỉ vì họ tham gia các hoạt động kháng nghị và bị bắt vì “có động cơ chính trị” (politically-motivated).
4. Lập ra sách lược để bảo đảm cho lợi ích của công dân và xí nghiệp của Mỹ ở Hồng Kông
Khi phiên bản gốc được đề xuất, thì chính phủ Hồng Kông đang đưa ra dự luật dẫn độ, cho phép đưa tội phạm tình nghi dẫn độ đến Trung Quốc Đại lục, cho nên phiên bản lúc ấy chủ yếu nhắm vào dự luật dẫn độ, thường được các nhà phê bình gọi là “Điều lệ tống Trung” (điều lệ chuyển giao cho Trung Quốc).
Chính phủ Hồng Kông hiện nay đã bị áp lực phải rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ, cho nên phiên bản dự luật mới đã bỏ phần này đi, thay thế bằng tuyên bố chính sách, và yêu cầu ngoại trưởng Mỹ thông báo cho quốc hội biết khi xác định rằng chính phủ Hồng Kông có luật tương tự, đánh giá rủi ro và phát triển các chiến lược để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Hồng Kông.
Minh Huy (Theo Secretchina)