Tinh Hoa

‘Đột nhập’ lớp học gọi lớp trưởng là chủ tịch

Chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 3, 4 em. Trưởng nhóm đứng đầu sẽ tự đọc sách theo sự hướng dẫn của giáo viên để sau đó giảng lại cho các bạn thành viên.

Những ngày gần đây các bậc phụ huynh ở nhiều nơi nhất là tại Hà Nội đang xôn xao về mô hình trường học mới, gọi tắt là VNEN. Hiểu nôm na đây là một mô hình lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ có nhiệm vụ là định hướng và chỉ dẫn cho các em học sinh thu nhận kiến thức và hoàn thiện kỹ năng của mình.

Trong thực tế, mô hình dạy mới này đã được thí điểm ở một số trường tiểu học từ 2, 3 năm nay. Câu hỏi đặt ra là kết quả mà các trường thu được là gì? Phóng viên chương trình Chuyển động 24h, phát sóng ngày 21/7 đã tìm đến một trường tiểu học tư thục tại thành phố Hải Phòng, nơi tự nguyện áp dụng mô hình dạy học mới này.

Xem clip tại đây:

Bản quyền video thuộc về VTV.

Chia lớp ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 3, 4 em. Trưởng nhóm đứng đầu sẽ tự đọc sách theo sự hướng dẫn của giáo viên để sau đó giảng lại cho các bạn thành viên.

Khác với mô hình dạy học truyền thống là cô giảng, trò nghe, phương pháp dạy học mới đã tạo cho các em thói quen tự học, tự tiếp thu kiến thức. Và hơn cả là sự tự tin ngay trong lớp học.

Trường tiểu học Hai Bà Trưng, Hải Phòng áp dụng phương pháp dạy học mới.

Em Vũ Thu Huyền, lớp 4A2, trường tiểu học Hai Bà Trưng, Hải Phòng cho biết: “Hồi học lớp 2 con được điểm A+ về giao tiếp với mọi người. Dù là người nước ngoài con cũng có thể “chơi” 5 người một lúc luôn”.

Còn em Nguyễn Phùng Minh Khuê, lớp 4A1 chia sẻ: “Học thế này các bạn sẽ hiểu nhau hơn và hòa đồng trong nhóm”.

Nhìn qua mô hình thì thấy đơn giản thế nhưng thực tế lại không phải vậy. Là giáo viên có hơn 30 năm trong nghề, trải qua 4 lần cải cách giáo dục, mỗi lần là một phương pháp dạy mới, bản thân cô giáo Trần Thị Thu Hiền cho biết, đã mất hẳn một học kỳ để đưa đội ngũ lãnh đạo lớp và đưa lớp học vào khuôn khổ.

Cô Hiền bày tỏ: “Lúc đầu rất là rối. Có những nhóm chưa làm tốt thì phải đến tận nhóm để hướng dẫn thì dần dần đội ngũ nhóm trưởng mới vững hơn một chút. Thế nhưng khi nhóm trưởng đã vững hơn thì lại phải thay nhóm trưởng khác. Lần lượt làm sao để cháu nào cũng phải làm nhóm trưởng”.

Cũng theo các giáo viên, mô hình này sẽ thực sự phát huy hiệu quả nếu như các em trong lớp có trình độ học tương đương. Tuy nhiên, điều này là không tưởng với thực tế đầu vào của nhà trường.

“Có một số học sinh học yếu hay tự ti, không dám mạnh dạn trao đổi. Nhiều khi cô nản, cô buồn đã đành rồi, nhưng cái chính là các bạn nản không muốn giúp. Nhưng mình khéo động viên các cháu, phải “đổ công đổ sức vào” thì các cháu sẽ có sự chuyển biến rất tốt”, cô Hiền cho biết thêm.

Em Vũ Trang Linh, học sinh lớp 4A1 nhận xét: “Con thấy nhiều khi cô giáo giảng trực tiếp sẽ tốt hơn vì cô giáo cho các bạn làm bài tập. Còn nếu các bạn giảng bài mà không nhớ lắm thì các bạn sẽ không hiểu”.

Vẫn còn những băn khoăn là liệu có sớm quá không khi áp dụng mô hình tự chủ này cho các em ở bậc tiểu học, độ tuổi còn hạn chế về nhận thức. Nhưng không thể phủ nhận, việc khuyến khích tự chủ lại là bước đệm giúp một số em sớm thể hiện cá tính của mình. Theo quy định, phương pháp dạy học mới này áp dụng cho học sinh lớp 2.

ĐỂ TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2015

SOẠN TIN: DIEM SỐBÁODANH gửi 8702

VD: Thí sinh thi ở cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội, SBD là BKA000345, soạn tin:

DIEM BKA000345 gửi 8702

Xem chi tiết Bấm đây

Theo Khampha.vn