Hiện tượng biến đổi khí hậu qua tay các chính trị gia đã không còn là vấn đề môi trường đơn thuần. Sau khi đưa ra những cảnh báo thảm khốc trong tương lai cho nhân loại, họ đã thêm những mục đích chính trị vào và điều này đã giúp họ kiếm được rất nhiều tiền.
Đây là những thay đổi lớn, rất lớn trong tương lai
Đầu tháng 10, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) vừa công bố báo cáo đặc biệt về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. Sự nóng lên toàn cầu trên mức 1,5°C “có thể” sẽ gây ra tình trạng tuyệt chủng giống loài. Song song đó, dưới nền thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung cấp thực phẩm, sức khỏe và sự tăng trưởng kinh tế sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Để tránh những thảm họa kể trên, IPCC yêu cầu việc đầu tư vào ngành năng lượng nên đạt mức 2,4 nghìn tỷ USD mỗi năm. Phải chăng điều này là lời giải thích cho mối quan tâm của các ngân hàng lớn trên toàn cầu (đặc biệt là các ngân hàng ở thành phố Luân Đôn) trong việc thúc đẩy chương trình Sự Nóng lên Toàn cầu?
Kịch bản này đem đến loại giả định một chiều không thể nào tin được. Bởi vì nó hình thành trên nền khoa học giả mạo và các dữ liệu của một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế có lối phân tích phân cực tạo ra.
Và để giết chết những thảo luận liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu. Gần đây, người đứng đầu Liên Hợp Quốc IPCC tuyên bố rằng: “Cuộc tranh luận khoa học về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra tốt đẹp hơn và thực tế hơn”.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể bỏ qua là sự tồn tại của một bản kiến nghị bàn về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nó đã được 31.000 nhà khoa học Mỹ ký kết với nội dung khẳng định rằng: “Không có bất kỳ một bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy việc con người thải ra khí carbon dioxide, metan hoặc các loại khí nhà kính khác đang gây ra (hoặc sẽ gây ra trong tương lai gần) sự nóng lên thảm khốc của bầu khí quyển Trái đất, cũng như làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Hơn nữa có bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy sự gia tăng khí Carbon dioxide trong khí quyển sẽ tạo ra nhiều tác động có lợi cho môi trường thực vật và động vật tự nhiên trên Trái đất” của chúng ta.
Điều thú vị nhất khi này chính là các hội nghị bàn về sự nóng lên trên toàn cầu thường đưa ra những cảnh báo thảm khốc trong tương lai cho nhân loại. Mục đích chính là gây ra sự hoảng sợ cho mọi người để rồi sau đó họ sẽ xây dựng nên một tương lai mới cho toàn cầu.
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong rất nhiều lời tuyên bố ở quá khứ. Cụ thể là:
Vào năm 1982, ông Mostafa Tolba, Giám đốc điều hành của chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra cảnh báo rằng: “Sau cùng, thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa sinh thái giống như một cuộc chiến tranh hạt nhân trong vài thập kỷ tới, trừ khi các chính phủ phải hành động ngay bây giờ”.
Vào năm 1989, ông Noel Brown, thuộc Chương trình môi trường LHQ (UNEP) cũng cho biết: Toàn bộ các quốc gia có thể bị xóa sổ khỏi mặt đất khi mực nước biển dâng cao, nếu như xu hướng nóng lên trên toàn cầu không bị đảo ngược vào năm 2000.
Một nhân vật khác là ông James Hansen, (người đóng vai trò chủ chốt trong kịch bản về ngày tận thế) tại thời điểm đó tuyên bố rằng: “350 ppm CO2 là giới hạn tối đa để bảo tồn một hành tinh, cũng như bảo vệ nền văn minh đã được phát triển và sự cân bằng của cuộc sống trên Trái đất này”.
Sau đó, ông Rajendra Pachauri, Giám đốc của UN IPPC tuyên bố vào năm 2012 là: “Nếu không có bất kỳ hành động nào được thực hiện trước năm 2012, thì mọi thứ đã là quá muộn”. Nhưng cho đến ngày hôm nay, mức CO2 đo được đã là 414 ppm.
Trái ngược với những lời cảnh báo nêu trên, nhà khoa học người Anh – ông Philip Stott lưu ý rằng: “Về bản chất, Trái đất đã đưa ra một cảnh báo sinh tồn thường xuyên khoảng 10 năm một lần trong vòng 50 năm qua… Có thể thời kỳ hậu hiện đại của sự biến đổi khí hậu bắt nguồn từ cuối những năm 1960… Đến năm 1973 nỗi sợ hãi trước hiện tượng “sự lạnh lên trên toàn cầu” đã có những rung chuyển cùng với lời dự đoán về sự sụp đổ sắp xảy ra của thế giới trong vòng từ 10 đến 20 năm tiếp theo… Khi này các nhà môi trường đã cảnh báo rằng, đến năm 2000 dân số Hoa Kỳ sẽ giảm xuống còn 22 triệu người.
Nhưng đến năm 1987, nỗi sợ hãi lại đột ngột thay đổi thành “sự nóng lên toàn cầu” và nhờ vậy mà cơ quan IPCC (Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu) được thành lập (năm 1988)…”
Dữ liệu thiếu sót
Một lỗ hổng trung tâm của các mô hình máy tính đã được khẳng định thông qua trích dẫn của IPCC. Cụ thể là cơ quan này từng nói rằng, các mô hình khí hậu toàn cầu chỉ mang tính lý thuyết và không thực tế.
Tuy nhiên giả thuyết về sự nóng lên của toàn cầu lại phụ thuộc vào các mô hình máy tính. Chúng đã tạo ra kịch bản dành cho tương lai mà không hề có hồ sơ thực nghiệm nào xác minh, hoặc đưa ra tỷ lệ dự đoán sai lầm của mô hình.
Giống như một nhà nghiên cứu khoa học đã kết luận: “Sự nóng lên trên toàn cầu do con người gây ra được dự đoán dựa trên các mô hình khí hậu máy tính có những bất ổn đáng kể và đáng tin cậy.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì nền khí hậu của Trái đất là một hệ thống động học phi tuyến tính. Nó rất phức tạp.
Một ví dụ điển hình là hiện tượng các đại dương gây ra sự thay đổi trong khí quyển và khí quyển lần lượt mang đến những tác động liên kết đối với đại dương. Cả hai quá trình này đều phức tạp và gắn liền với chu kỳ mặt trời. Vì vậy không có mô hình duy nhất nào có thể dự đoán sự nóng lên trên toàn cầu, thời tiết và khí hậu Trái đất, hoạt động của chu kỳ năng lượng mặt trời, sự di chuyển của dòng hải lưu, hoạt động của dòng phản lực và EL Nino của chúng ta”.
Gần đây, một chuyên gia IT của Australia và là nhà nghiên cứu độc lập, ông John McLean đã phân tích chi tiết báo cáo khí hậu của IPCC. Ông lưu ý rằng, bộ dữ liệu HadCRUT4 là dữ liệu chính được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu sử dụng (IPPC) để đưa ra những tuyên bố kịch tính về “sự nóng lên trên toàn cầu là do con người tạo ra”. Đó cũng chính là cơ sở để họ biện minh cho nhu cầu về hàng nghìn tỷ đô la cần phải chi cho công tác chống biến đổi khí hậu.
Tại đây, ông đã chỉ ra rất nhiều những sai lầm nghiêm trọng được ghi chép trong tài liệu HadCRUT4 mà IPPC sử dụng. Ông nói: “Nó rất cẩu thả và nghiệp dư. Về mặt tiêu chuẩn mà nói thì nó chỉ ngang tầm với một sinh viên đại học năm thứ nhất”.
Ngoài ra ông còn cho biết, những nơi mà nhiệt độ trung bình được ước tính có sự thiếu hụt thông tin nghiêm trọng. Điển hình như trường hợp nền nhiệt độ ở Nam bán cầu được đo lường tại một địa điểm ở Indonesia trong suốt hai năm. Tương tự như vậy, ở một địa điểm khác là hòn đảo Caribe, nhiệt độ St Kitts được đo lường là 0 độ C trong suốt cả tháng. Kết quả này lặp lại trong cả hai lần thực hiện phép đo lường.
Theo thông tin được biết, bộ dữ liệu HadCRUT4 là một sản phẩm đồng sở hữu của Trung tâm UK Met Office’s Hadley và đơn vị nghiên cứu khí hậu tại đại học East Anglia. Đây là nhóm nghiên cứu từng vướng phải vụ bê bối khí hậu khét tiếng khi đưa ra những dữ liệu giả mạo và xóa bỏ các email đáng xấu hổ để che đậy tội lỗi của mình.
Và một điều đáng kinh ngạc nữa là khi chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cơ bản có quy mô nhỏ, chúng tôi đã nhận thấy rằng, IPCC chưa bao giờ thực hiện một cuộc điều tra khoa học thực sự về các trường hợp có thể gây ra sự biến đổi khí hậu.
Điều đó cho thấy nguyên nhân biến đổi khí hậu nhân tạo đã được quyết định một cách tùy tiện và trò chơi cũng bắt đầu từ đây.
Nhà lý thuyết Malthus – Ông Maurice Strong
Rất ít người nhận thức được nguồn gốc chính trị và thậm chí là địa chính trị của các lý thuyết nói về sự nóng lên toàn cầu. Vậy điều đó đã xảy ra như thế nào?
Sự thật là sự biến đổi khí hậu toàn cầu là một chương trình nghị sự phi công nghiệp hóa của trường phái Malthus mới. Đây là trường phái được gia đình Rockefeller tạo ra vào đầu những năm 1970. Mục đích là ngăn cản sự nổi lên của các đối thủ công nghiệp độc lập.
Trong cuốn sách của tôi có tên Myths, Lies and Oil Wars (Chuyện hoang đường, lời nói dối và chiến tranh dầu mỏ) đã nêu chi tiết cách mà nhóm người Rockefeller gây ra ảnh hưởng lớn trong việc thành lập câu lạc bộ Rome, Viện Aspen, Viện Wordwatch và báo cáo Giới hạn để tăng trưởng của cơ quan MIT.
Nói đến đây, ta không thể không nhắc đến ông Maurie Strong, người có vai trò tổ chức quan trọng trong chương trình nghị sự “không tăng trưởng” của Rockefeller vào đầu những năm 1970. Ông cũng là người bạn lâu năm của David Rockefeller và là người khai thác dầu mỏ ở Canada.
Nhân vật này là một trong những người tuyên truyền đầu tiên cho lý thuyết không có cơ sở khoa học (khí thải do con người tạo ra từ phương tiện vận chuyển, nhà máy than và nông nghiệp gây ra sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu và đe dọa đến nền văn minh).
Trong vai trò là chủ tịch của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Ngày Trái đất năm 1972, ông Strong đã thúc đẩy một chương trình nghị sự cắt giảm dân số và giảm mức sống trên toàn thế giới để “cứu lấy môi trường”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Alexander King – người đồng sáng lập câu lạc bộ Rome với ông Rockefelle đã thừa nhận sự gian lận trong cuốn sách của mình có tên The First Global Revolution (Cuộc cách mạng toàn cầu đầu tiên).
Trong đó ông nói rằng: “Khi tìm kiếm một kẻ thù mới để đoàn kết chúng ta lại với nhau, chúng tôi nghĩ ra rằng sự ô nhiễm môi trường, mối đe dọa của tình trạng nóng lên trên toàn cầu, sự thiếu hụt nguồn nước, nạn đói và những thứ tương tự sẽ phù hợp với dự luật… Tất cả những mối đe dọa nguy hiểm này là do sự can thiệp của con người… Kẻ thù thật sự chính là nhân loại”.
Như vậy kẻ thù thật sự được nói đến chính là nhân loại, chứ không phải 147 ngân hàng trên toàn cầu và các công ty đa quốc gia. Những người thực sự phải chịu trách nhiệm cho lời tuyên bố về môi trường ngày nay.
Quay trở lại với ông Maurice Strong, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ông đã được bổ nhiệm làm trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Trưởng Cố vấn Chính sách cho công ty Kofi Annan.
Ông cũng chính là kiến trúc sư quan trọng của Nghị định thư Kyoto vào năm 1997 – 2005 và các tuyên bố về sự nóng lên toàn cầu nhân tạo được thiết lập theo “sự đồng thuận” rằng: Chính việc xả thải khí CO2 của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này.
Vào năm 1988, ông Strong lại một lần nữa đóng vai trò then chốt trong việc thành lập tổ chức UN IPCC và sau đó là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh Rio Earth mà ông chủ trì. Sau cùng, ông chính là người thúc đẩy sự phê chuẩn cho chương trình nghị sự toàn cầu của LHQ.
Rõ ràng ta có thể nhận thấy rằng, UN IPCC và chương trình nghị sự của nó nói về sự nóng lên toàn cầu là một dự án khoa học chính trị, chứ không phải là một dự án khoa học vì cuộc sống nhân loại.
Đó là lý do mà nội dung trong bản báo cáo mới nhất của họ, cũng giống như những báo cáo trước đó đều được dựa trên nền khoa học giả mạo có sự gian lận toàn diện.
Gần đây trong một bài phát biểu của mình, Giáo sư Richard S Lindzen của MIT đã chỉ trích các chính trị gia và các nhà hoạt động từng tuyên bố rằng “khoa học đã giải quyết” tất cả và “yêu cầu những thay đổi chưa từng có trong mọi khía cạnh của xã hội”.
Và ông cũng lưu ý là nó hoàn toàn không hợp lý đối với một hệ thống đa hệ và có tính phức tạp như nền khí hậu toàn cầu.
Song song đó, ông Lindzen còn mô tả cách làm thế nào mà một giả thuyết không đáng tin cậy, được các bằng chứng giả mạo ủng hộ và được lặp đi lặp lại nhiều lần lại trở thành kiến thức chung. Theo đó, nó đã được sử dụng để thúc đẩy việc lật đổ nền văn minh công nghiệp.
Chính vì vậy, thế giới của chúng ta thật sự cần có bước “chuyển đổi đáng kinh ngạc”, nhưng đó phải là sự thúc đẩy về sức khỏe và sự ổn định của cuộc sống loài người.
Tú Văn, theo Tap News