Vào thời mạt pháp, rất nhiều ngôi chùa đã không còn là nơi thanh tịnh để tu hành nữa, bởi vậy mới xuất hiện những thứ như diễn giảng kinh Phật, quyên tiền dựng chùa… Và hậu quả của nó thật khó mà tưởng tượng.
Vào thời Nam Bắc triều, tại vùng biên giới Bắc Ngụy, có ngôi chùa Sùng Chính, bên trong có một vị tăng nhân tên Tuệ Nghi. Một hôm, vị hòa thượng này đột ngột qua đời, bảy ngày sau lại tỉnh lại.
Ông kể với mọi người rằng sau khi bản thân chết đi, linh hồn rời khỏi cơ thể, đã cùng với năm vị tăng nhân khác xuống gặp Diêm Vương. Bản thân ông do bị âm phủ gọi nhầm, nên mới được thả về. Tiếp sau đó, Tuệ Nghi đã kể lại tường tận tình hình của năm vị tăng nhân còn lại ở âm phủ, năm vị đó lúc sinh thời cũng là hòa thượng trong các chùa tại kinh thành.
Vị thứ nhất là hòa thượng Trí Thông ở Bảo Minh Tự, lúc còn sống ông chuyên tâm đả tọa, chịu khổ mà tu luyện, lúc chết đi gặp Diêm Vương kể về cuộc đời của mình, liền được bay lên Thiên thượng.
Vị tăng nhân thứ hai là hòa thượng Đạo Phẩm tại Bàn Nhược Tự, ông thuật lại lúc sinh thời từng đọc Niết Bàn Kinh của Phật giáo bốn mươi lần, sau đó cũng giống như vị hòa thượng đầu tiên được rời khỏi âm phủ bay lên trời.
Vị tăng nhân thứ ba là hòa thượng Đàm Mô Tối của Dung Giác Tự, ông nói với Diêm Vương lúc sinh thời có chú thích và giảng giải hai bộ kinh điển của Phật giáo là “Niết Bàn Kinh” và “Hoa Nghiêm Kinh”, số người đến nghe rất đông, có khi hơn ngàn người.
Diêm Vương nghe xong liền nói: “Ngươi kiêu căng khinh người, đối với một tăng nhân thì đây là hành vi lỗ mãng nhất”.
Hòa thượng Đàm Mô Tối lập tức giải thích: “Bần tăng trước giờ chưa hề ngạo mạn, chỉ là yêu thích giảng giải kinh sách Phật giáo, trình bày và phát huy lý luận của Phật Pháp mà thôi”.
Diêm Vương thấy ông ta đến nước này vẫn chưa tỉnh ngộ, bèn không đối đáp nữa, chỉ nói: “Đem hắn giao cho bộ hình thụ lý”. Ngay lập tức có mười mấy lính quỷ mặc thanh y tiến lên phía trước, áp giải hòa thượng Đàm Mô Tối vào một tòa nhà có cánh cổng lớn màu đen ở khu Tây Bắc. Căn phòng đó xem ra không phải nơi tốt đẹp.
Vị tăng nhân thứ tư là hòa thượng Đạo Hoằng của Thiền Lâm Tự. Ông ta nói với Diêm Vương lúc còn sống từng giáo hóa thí chủ, để họ quyên tiền tạo được mười pho tượng Phật bằng vàng.
Diêm Vương nghe xong nói: “Ngươi thân là tăng nhân lẽ ra lo tu thân dưỡng tâm, ở trong chùa một lòng niệm kinh Phật, một lòng đả tọa tu luyện, một lòng khuyên giữ giới luật của Phật giáo, không làm những việc hữu vi.
Nhưng khi ngươi giáo hóa thí chủ, bảo họ quyên thật nhiều tiền, lòng tham cầu tiền tài của ngươi đã nổi lên. Ngươi lòng mang tham niệm, như vậy ba loại độc tham, sân, si hẳn nhiên vẫn chưa bị bài trừ, nay giao ngươi cho bộ hình xử lý”. Lúc này, mấy lính quỷ mặc thanh y ban nãy lại đến và áp giải ông ta vào cánh cổng màu đen.
Vị tăng nhân thứ năm tiến lên nói: “Trước khi xuất gia, tôi từng làm quan Thái thú ở Lũng Tây, yêu thích Phật giáo, hiểu rằng Tam giới là khổ, Phật quốc mới là an vui, liền quy y vào cửa Phật. Về sau tôi bỏ tiền xây Linh Giác Tự. Sau khi ngôi chùa được hoàn thành, tôi liền từ quan xuất gia làm tăng nhân. Tôi tuy không đả tọa nhập định, cũng không tụng kinh niệm Phật, nhưng rất mực thành kính lễ Phật”.
Diêm Vương nghe xong nói: “Ngươi lúc sinh thời làm Thái thú, ăn hối lộ làm trái pháp luật, cướp bóc của cải người dân hòng giữ làm của riêng. Của cải ngươi dùng để xây Linh Giác Tự đều do ngươi cướp bóc của dân chúng Lũng Tây mà có. Vậy còn nói gì đến công đức xây miếu chứ?”. Sau đó, Diêm Vương liền hạ lệnh đem ông ta giao cho quan lại, cũng bị áp giải vào cánh cửa lớn màu đen.
Sau đó đến lượt hòa thượng Tuệ Nghi, Diêm Vương vừa tra là biết bị triệu nhầm đến, liền tha không xét xử, lệnh thả ông trở về dương thế. Tuệ Nghi chứng kiến tường tận câu chuyện ở âm gian này, nên đã bẩm tấu lên Hồ Thái hậu. Thái hậu vừa nghe xong nhận ra đây là một câu chuyện thần kỳ, bèn điều động Hoàng Môn Thị lang căn cứ những gì Tuệ Nghi kể lại mà điều tra cho rõ ràng. Sau khi điều tra, phát hiện sự tình của năm vị tăng nhân lúc sinh thời đều là thật, đối chiếu với những gì Tuệ Nghi kể lại không sai chút nào.
Những điều này được ghi chép lại khiến người nghe giật mình, năm vị hòa thượng đó cuối cùng chỉ có vị thành tâm niệm kinh và một lòng đả tọa mới được lên thiên thượng, còn lại ba vị bị áp giải vào cánh cửa lớn màu đen, nơi đó chắc cũng không tốt đẹp gì. Tuy nhiên tôi nghĩ điều này không có gì kỳ lạ, sau đây tôi xin nêu những lý giải của mình.
Vị tăng nhân thứ ba đã tự mình chú thích giảng giải kinh Phật, ông ta có uy đức gì mà dám làm vậy? Pháp mà Đức Phật giảng, cũng chỉ có Ngài mới có thể giải thích, ông ta nói là giải thích Phật Pháp, phát huy Phật Pháp, há không phải xem bản thân là Phật rồi sao? Đây thực sự là sự ngạo mạn lớn nhất, sự khinh người lớn nhất.
Không chỉ có thế, ông ta còn thường truyền đạt những lý luận sai trái của mình, làm nhiễu loạn nghiêm trọng đến sự tu luyện đề cao của người khác, thật sự đây là hành vi thô lỗ bậc nhất, thật là tội lỗi lớn nhất.
Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa quy định người xuất gia không được tiếp nhận hoặc dự trữ tiền tài, nhưng vị tăng nhân thứ tư lại đi khắp nơi khuyên giáo người khác quyên góp tiền tài, trên thực tế ông ta đã vướng vào chấp trước rất lớn đối với tài vật, căn bản không phải một người tu luyện.
Chớ coi ông ấy đã tạo được 10 hay 100 tượng Phật bằng vàng, thật ra, Đức Phật muốn con người tu luyện, chứ không phải tạo tượng như thế nào. Việc có hay không có tượng Phật, bái lạy hay không cũng không quyết định việc người tu luyện có tu thành được hay không. Điều quyết định việc tu thành là đệ tử của Phật có thực sự nghe theo những lời giảng của Ngài mà thực tu hay không.
Vị tăng nhân thứ năm thì đem tiền tài mà ông ta tham ô được để xây chùa dựng miếu, cũng chẳng có công đức gì, căn bản đó không phải tiền của ông ta, mà là mồ hôi nước mắt của dân chúng, hơn nữa, sau khi ông ta xuất gia cũng không biết tu luyện thế nào, còn tưởng rằng lạy Phật là đủ rồi. Kỳ thực, chỉ có làm theo những lời giảng của Đức Phật, hướng nội tu và đề cao tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, thế mới gọi là tu, còn chỉ bái lạy Phật thì không thể nói đó là một người tu luyện.
Xem xong câu chuyện này, nhìn lại Phật giáo của ngày hôm nay, bạn sẽ phát hiện được Phật giáo đã thực sự đi tới thời kỳ mạt pháp. Trong chùa, số hòa thượng đang tu luyện thực sự quá ít, rất nhiều hòa thượng đang loạn giảng kinh Phật hoặc cầu tiền phát tài, một bộ phận có tâm muốn tu luyện cũng chẳng còn biết làm thế nào để tu luyện nữa.
Phật giáo đã không cách nào giúp người tu luyện nữa rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa nói rằng vào thời kỳ mạt pháp sẽ có Đại Giác Giả đến thế gian độ nhân. Ngày nay, hoa Ưu Đàm Bà La đã xuất hiện khắp nơi trên thế gian để tỏ rõ cho người thế gian rằng Chuyển Luân Thánh Vương đang ở thế gian cứu độ chúng sinh, Đại Pháp độ nhân đang hồng truyền. Mong rằng những người hữu duyên sẽ có thể tìm thấy Phật Pháp chân chính, đừng để lỡ mất cơ duyên vạn năm mới có một lần này.
(Trích từ “Thích Môn Tự Kính Lục”)
Natalie (dịch)
Xem thêm: