Gần đây, Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một chuyên gia về virus và miễn dịch học đào tẩu đến Hoa Kỳ đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Hoa Kỳ rằng, nhiều người Trung Quốc sau khi tiêm vắc-xin phòng virus Vũ Hán được sản xuất ở Trung Quốc đã xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng và phải đến bệnh viện ở Bắc Kinh để điều trị.
Virus SARS-CoV-2 gây ra viêm phổi Vũ Hán vẫn đang lây lan khắp toàn cầu. Các quốc gia có năng lực trên thế giới đang nỗ lực hết sức để phát triển vắc-xin chống lại loại virus này. Mỹ, Trung Quốc và Anh gần đây đều có vắc-xin bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba. Tuy nhiên, tin tức truyền ra lần lượt cho thấy mức độ an toàn của vắc-xin ở Trung Quốc là đáng lo ngại.
Diêm Lệ Mộng, cựu chuyên gia nghiên cứu virus và miễn dịch học tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm, Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Hồng Kông đã nhận lời phỏng vấn trực tuyến với Bannon’s War Room vào ngày 25/8.
Trong cuộc phỏng vấn, Bannon đã đặt câu hỏi: Liệu vắc-xin do Trung Quốc phát triển để chống lại virus Vũ Hán có hiệu quả không và nó có gây hại cho cơ thể người không? Diêm Lệ Mộng trả lời: Trước hết, mọi người nên biết một sự thật cơ bản – (đó là) ở Trung Quốc, ngay cả khi vắc-xin nước ngoài đắt hơn vắc-xin Trung Quốc, nhưng chỉ cần người dân có đủ khả năng mua được họ luôn sẵn lòng cho con và bản thân mình tiêm vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài chứ không phải vắc-xin sản xuất ngay tại Trung Quốc. Từ vấn đề đơn giản này, chúng ta có thể thấy rằng người Trung Quốc không tin tưởng vào vắc-xin do chính quyền ĐCSTQ làm ra.
Diêm Lệ Mộng cho biết, lúc ban đầu, chính ĐCSTQ đã để virus lây lan ra toàn cầu, hiện nay chính quyền ĐCSTQ lại đang cố gắng cho thế giới thấy cái gọi là vắc-xin thành công của họ và muốn giành được vị trí dẫn đầu trên thế giới, nhưng họ cố tình che giấu những rủi ro liên quan.
Cô tiết lộ rằng, kỳ thực ĐCSTQ không có khả năng chế tạo vắc-xin. Các thí nghiệm để sản xuất hoặc phát triển vắc-xin trên thân thể người của chính quyền ĐCSTQ trong quá khứ chưa bao giờ thành công. “Họ có thể có vắc-xin cho gà, vịt, nhưng họ không có vắc-xin cho người”.
Trong thời kỳ dịch SARS bùng phát, ĐCSTQ đã cố gắng phát triển vắc-xin cho người với các công nghệ tương tự như công nghệ phát triển vắc-xin cho động vật. Giờ đây, họ cũng đang sử dụng những công nghệ cũ này để phát triển vắc-xin. Cô nói: “Có người đã thử những cách này từ lâu nhưng đều thất bại. Làm sao chúng ta có thể trông cậy vào vắc-xin của họ sẽ hữu dụng?”
Diêm Lệ Mộng nói thêm rằng, theo kênh thông tin của cô, đã có rất nhiều người sau khi được tiêm vắc-xin nội địa của ĐCSTQ đã xuất hiện phản ứng có hại nghiêm trọng và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị.
Trước đó, có truyền thông nước ngoài đưa tin, một số công nhân Trung Quốc sắp đến hải ngoại làm việc đã được tiêm vắc xin bất hoạt do ĐCSTQ sản xuất, sau khi sang các nước khác, xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Diêm Lệ Mộng chỉ ra rằng, tình hình này cho thấy, hoặc là vắc-xin không có hiệu quả, hoặc là ĐCSTQ có quá nhiều loại virus hoành hành, ngay cả khi tất cả mọi người được tiêm chủng, thì vẫn phải mang mầm bệnh trước khi có lực miễn dịch.
Được biết, cách đây không lâu, nhà dịch tễ học người Mỹ Anthony Fauci đã bày tỏ lo ngại về sự an toàn của loại vắc-xin phòng virus corona mới do Trung Quốc và Nga phát triển tại một cuộc điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 31/7, đồng thời nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không nên dựa vào vắc-xin phòng virus corona mới do Trung Quốc và Nga nghiên cứu chế tạo ra.
Hai công ty Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm đã tiến hành thử nghiệm ở Brazil và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đồng thời, chưa trải qua thử nghiệm cuối cùng, mà đã cung cấp cho quân nhân Trung Quốc một loại vắc-xin khác.
Ngoài ra, đáng chú ý là ngày 25/6 năm nay, Cục Y tế thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã ban hành văn bản phê duyệt loại thuốc đặc biệt cần thiết trong quân đội có hiệu lực trong 1 năm, Cho phép sử dụng trên quy mô lớn vắc xin “Ad5-nCoV” do các viện nghiên cứu quân sự của ĐCSTQ và công ty Cansino Biotech hợp tác nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 7, truyền thông Mỹ chỉ ra rằng, theo một báo cáo nghiên cứu do các chuyên gia Trung Quốc đăng trên tạp chí y khoa quốc tế “The Lancet” cho thấy, trong quá trình thử nghiệm “Ad5-nCoV” trên người thì gần một nửa số người tiêm vắc-xin đã xuất hiện các tác dụng phụ khác nhau, trong đó có 46% bị sốt, 44% mệt mỏi, 39% đau đầu và 9% người tiêm chủng nói chung có hiện tượng rối loạn vận động, tuy nhiên các chuyên gia liên quan lại thờ ơ với kết quả của vắc-xin.
Điều này được hiểu rằng, hiện nay trong số 165 vắc-xin phòng virus corona mới được WHO chính thức đăng ký phát triển thì có 139 loại đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, 26 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và đã bước vào giai đoạn thứ ba của thử nghiệm lâm sàng trên người. Ba chủng vắc-xin của ĐCSTQ đã sử dụng virus bất hoạt, của Hoa Kỳ là vắc-xin axit nucleic và của Anh là sử dụng vắc-xin vectơ virus không sao chép.
Michael Ryan, người phụ trách các hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ngăn chặn và điều trị dịch virus Vũ Hán tại một cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 6/8 cho biết, việc đưa vắc-xin vào giai đoạn ba của thử nghiệm lâm sàng không có nghĩa là sẽ thành công ngay lập tức.
Còn phải quan sát xem những người bình thường và những người khỏe mạnh sau khi tiêm một loại vắc-xin nào đó thì có thể tránh khỏi bị lây nhiễm tự nhiên hay không, mà đây mới chỉ là bắt đầu. Mọi người cũng cần kiên nhẫn chờ xem kết quả sẽ như thế nào sau khi những người tham gia thí nghiệm được tiêm vắc-xin.
Minh Huy (Theo NTDTV)