Dịch bệnh virus Ebola – Dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử và những vấn đề đáng lo ngại

31/07/14, 01:15 Chưa phân loại

Bùng nổ dịch bệch virus Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử đã khiến một số đất nước Tây Phi vào tình trạng đóng cửa biên giới, gần 700 người tử vong tính đến ngày 28/07, trong đó có bác sĩ của Mỹ. Tình huống dịch bệnh này hiện đang rất đáng lo ngại.

virus Ebola là gì?

Theo LHQ, Bệnh do virus Ebola xuất hiện lần đầu tiên ở Congo năm 1976. Virus Ebola có khả năng gây tử vong tới 90% người mắc phải. Dẫu vậy, các bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót lớn hơn nếu được chữa trị sớm. 


Hình ảnh của virus Ebola

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh, bệnh khởi phát ở người với các triệu chứng không đặc hiệu, như sốt, đau đớn, khó chịu,… dễ bị nhầm với các bệnh vi-rut khác. Tuy nhiên, sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc thù của bệnh là mất dịch, biểu hiện qua việc tiêu chảy, nôn, xuất huyết hay khạc ra máu (lí do khiến bệnh còn được gọi là bệnh xuất huyết Ebola). Bệnh nhân cũng có thể bị nổi ban, mắt đỏ và nấc.

Bệnh lây lan chủ yếu do việc tiếp xúc với các dịch tiết trong cơ thể của người hoặc động vật nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 2-21 ngày.

Căn bệnh này thường xuất hiện tại những vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những khu vực gần rừng mưa nhiệt đới, nơi con người có thể tiếp xúc với các loài động vật như tinh tinh, khỉ đột, linh dương. Việc tiêu thụ thịt thú rừng có thể là nguyên nhân gây bệnh. WHO cho biết, dơi ăn quả có thể là vật chủ tự nhiên của vi-rut.

 

Tại sao lại gọi là virus Ebola?

Năm 1976, lần đầu tiên phát hiện ra virus gây bệnh tại Cộng hòa Công-gô, vì vậy người ta đặt tên cho virus này theo tên của một con sông ở nước này là  Ebola. Vào thời điểm này, bệnh nặng xảy ra ở Zaire và Sudan với hơn 550 người mắc và có số người tử vong lên tới 470 người.

Trong 5 chủng virus Ebola được biết đến thì hiện có 4 chủng có khả năng lây nhiễm sang người được tìm thấy ở Châu Phi. Chủng virus thứ 5, virus Reston là chủng tàn sát hàng loạt khỉ ở Philippines, nhưng không có dấu hiệu người tiếp xúc với chủng virus này có khả năng nhiễm bệnh.

virus Ebola có thể được chữa lành không?


Việc điều trị bệnh sốt xuất huyết virus Ebola còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thuốc đặc trị,
tuy nhiên nếu như phát hiện sớm, thì có thể tiến hành xử lý như những vi-rut cúm thông thường.

Cách chữa trị hiện thời chủ yếu bù nước, chất điện giải, nâng thể trạng, cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết và duy trì huyết áp ổn định.

virus Ebola có thể lây lan theo cách đáng báo động, có bằng chứng cho thấy dịch bệnh có thể lây lan trong một đám tang của nạn nhân.

Tình hình dịch bệnh hiện nay đang như thế nào?

 

Con số thông kê các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong trong năm 2014.


Tình hình hiện nay hết sức tồi tệ, tập trung vào 2 nước Tây Phi: Sierra Leone, Liberia và Guinea, nơi có ca nhiễm bệnh đầu tiên vào tháng 2. Đáng lo ngại là dịch bệnh đã lấy đi sinh mạng của hơn 670 người, nhân viên y tế bị nhiễm bệnh trong khi tham gia cứu trợ. Một bác sĩ hàng đầu của Liberia đã tử vong hôm Chủ nhật.

Theo bộ trưởng Y tế Onyebuchi Chukwu cho biết, tuần trước, người đàn ông Liberia nhập viện do nhiễm virus Ebola và qua đời ở Lagos, thành phố lớn nhất Nigeria với dân số lên đến 20 triệu người.

Người đàn ông này đến sân bay Lagos vào ngày 20/07 và bị cách ly tại bệnh viện địa phương sau khi có những biểu hiện của bệnh.

Người đàn ông, một nhà tư vấn cho chính phủ Liberia, đã đi từ Liberia tại một sân bay ở Lome, thủ đô của Togo, trước khi đến Nigeria. Bệnh viện nơi ông qua đời đang bị phong tỏa.

Chúng ta có thể làm gì?

Người nhiễm vi-rút cũng như các nhân viên y tế điều trị bệnh phải được cách ly trong khu vực dưới điều kiện kiểm dịch nghiêm ngặt. Điều này gặp khó khăn nguồn lực y tế có hạn và các giao thức y tế công cộng không được chú trọng. Vào hôm thứ Hai, Liberia đã phong tỏa hầu hết các cửa khẩu biên giới và chỉ giữ lại một số sân bay chính. Nigeria đã đặt mức báo động dịch bệnh lên mức “báo động đỏ”.

Mối đe dọa lây lan ra ngoài khu vực luôn là nguy cơ chủ yếu, chính quyền cần phải hết sức thận trọng. Một bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng của vi-rút chỉ sau ba tuần nhiễm bệnh.

Một trong những thách thức tiếp theo đó là thuyết phục người dân địa phương chấp hành các sắc lệnh của các cơ quan chính phủ và các nhân viên y tế nước ngoài. WHO cảnh báo những rủi ro gây ra bởi những người đưa tang đòi lại xác của người quá cố để tiến hành các nghi lễ chôn cất truyền thống. Trong thời điểm bùng phát dịch bệnh hiện nay, gia đình đã từ chối bàn giao thi thể nạn nhân cho cơ quan y tế; một số cộng đồng đã tổ chức rào chắn để ngăn chặn xe cứu thương và các cuộc biểu tình xuất hiện bên ngoài bệnh viện và phòng khám.

Nguyên nhân của các cuộc biểu tình?

Tình trạng kích động gây ra bởi sự lây lan của Ebola cũng đã dẫn đến sự truyền bá tin đồn và thuyết âm mưu. Đám đông giận dữ cáo buộc người nước ngoài mang vi-rut đễn nơi của họ: Trong tháng, các mối đe dọa bạo lực buộc MSF phải sơ tán tất cả nhân viên của mình từ một trung tâm điều trị ở Guinea. Ở Sierra Leone, nơi có nhiều trường hợp nhiễm Ebola nhất hiện nay, xuất hiện hàng ngàn phản người biểu tình phản đối.

Theo Reuters, cảnh sát đã phải giải tán đám đông bằng hơi cay. Tin đồn lan truyền dẫn đến các cuộc biểu tình cho rằng các trung tâm y tế đang truyền nhiễm căn bệnh này để tiến hành nghi thức cúng tế.

Liberia và Sierra Leone là những quốc gia vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến tàn bạo. Susan Shepler, một giáo sư tại trường đại học Mỹ, cho biết rằng mối quan ngại và những kích động này cho thấy sự thất bại mang tính hệ thống trong việc điều hành quản lý các vấn đề mê tín dị đoan.

Thực ra, không gia đình nào lại muốn giao lại người thân của mình cho những người nước ngoài xa lạ để rồi mãi không thể thấy họ lần nữa. Các bệnh viện tại quốc gia này lại có dịch vụ y tế cực kì nghèo nàn. Các gia đình thường xuyên phải chuẩn bị bữa ăn và mang chúng đến cho các bệnh nhân. Họ cũng phải đến các nhà thuốc tại địa phương để mua thuốc và thậm chí găng tay hoặc kim từ Ấn Độ hay Nigeria vì nhà thuốc của bệnh viện là thường xuyên không có hàng.

Như vậy dịch bệnh bùng phát kèm theo những mối nguy cùng những mối lo.

Xem thêm:
>>> Dịch bệnh virus Ebola lan nhanh như cháy rừng

Theo Washingtonpost

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?