Đi qua 3 “cánh cửa” cuộc đời, vị hoàng tử cuối cùng đã thấu tỏ được cõi nhân sinh

10/10/17, 09:22 Đọc & Suy ngẫm

Đi qua 3 cánh cửa cuộc đời, cuối cùng vị hoàng tử đã hiểu được những chân lý nhân sinh giản đơn mà sâu sắc. Nếu ai muốn thảnh thơi và vui sống, nhất định không thể bỏ qua 3 cánh cửa này.

Có một vị hoàng tử, trước khi bước chân lên hành trình cuộc đời đã hỏi thầy của mình là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Đường đời trong tương lai của con sẽ thế nào thưa thầy?”

Đức Phật đáp: “Trên đường đời của mình, con sẽ gặp 3 cánh cửa, trên mỗi cánh cửa đều có viết một câu, đến lúc đó con sẽ hiểu. Khi con đã đi hết 3 cánh cửa đó, ta sẽ ở phía sau đợi con”.

(Ảnh: Beliefnet)
3 cánh cửa cuộc đời mang triết lý nhân sinh sâu sắc mà Đức Phật muốn truyền đạt lại. (Ảnh: Beliefnet)

Vị hoàng tử lên đường. Không lâu sau đó, người này đến được cánh cửa thứ nhất, trên đó có viết: “Thay đổi thế giới”.

Vị hoàng tử nghĩ: “Mình phải làm theo lý tưởng của mình, phải quy hoạch thế giới này, những việc chưa ưng ý, chưa vừa mắt, mình nhất định sẽ sửa đổi”. Và thế là vị hoàng tử bắt tay vào công việc của mình.

Vài năm sau đó, vị hoàng tử gặp cánh cửa thứ hai, trên đó viết: “Thay đổi người khác”.

Vị hoàng tử nghĩ: “Mình phải dùng tư tưởng tốt đẹp để dạy và cảm hóa mọi người, để tính cách, suy nghĩ của họ luôn hướng về những điều tích cực”. Nghĩ là làm, vị hoàng tử đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch của mình.

Vài năm sau nữa, vị hoàng tử tiếp cận được cánh cửa thứ ba, trên đó viết: “Thay đổi bản thân”. Hoàng tử nghĩ: “Mình phải thay đổi để nhân cách của bản thân trở nên hoàn mỹ”. Mang theo quyết tâm đó, vị hoàng tử đã bắt tay vào việc thay đổi chính mình.

Về sau, hoàng tử gặp Đức Phật, ông hỏi Đức Phật rằng: “Con đã đi qua 3 cánh cửa cuộc đời, cũng đã nhìn thấy những hướng dẫn viết trên đó. Con đã hiểu ra rằng, thay đổi thế giới, không bằng thay đổi con người trên thế giới này, và thay đổi người khác, không bằng thay đổi chính bản thân mình”.

Đức Phật lúc này mới mỉm cười, nói: “Có lẽ bây giờ con nên quay trở lại, đi một lượt và quan sát thật kỹ 3 cánh cửa mà con đã gặp”.

Vị hoàng tử quay đầu lại, đi rất xa, ông nhìn thấy cánh cửa thứ 3 nhưng lần này, ông không nhìn thấy dòng chữ lúc trước nữa mà là một dòng chữ khác có nội dung: “Tiếp nhận bản thân”.

Vị hoàng tử lúc này mới hiểu rằng khi thay đổi chính mình, tại sao ông luôn thấy tự trách mình và cảm thấy khổ sở.

Nguyên nhân là bởi: Vị hoàng tử không thừa nhận và chấp nhận nhược điểm của bản thân, thế nên ông luôn hướng sự quan tâm, ánh mắt của mình vào những việc mình chưa làm được mà vô tình bỏ qua những sở trường của mình.

Ngộ ra điều này từ cánh cửa thứ ba, vị hoàng tử bắt đầu học cách đánh giá cao bản thân, tiếp nhận những điểm yếu của chính mình.

Muốn có thể sống an nhiên tự tại, cần học cách chấp nhận bản thân, chấp nhận người khác. (Ảnh: Pinterest)
Muốn có thể sống an nhiên tự tại, cần học cách chấp nhận bản thân, chấp nhận người khác. (Ảnh: Pinterest)

Ông tiếp tục đi và gặp cánh cửa thứ hai. Tại đây, vị hoàng tử nhìn thấy dòng chữ: “Tiếp nhận người khác”.

Cũng phải đến lúc này, ông mới hiểu tại sao lâu nay mình luôn oán trách, không lúc nào cảm thấy hài lòng. Bởi lẽ vị hoàng tử đã từ chối chấp nhận sự tồn tại của cái gọi là khác biệt giữa mình và người khác, không sẵn sàng thấu hiểu và thông cảm cho sự khó khăn của người khác.

Bước qua cánh cửa thứ hai, vị hoàng tử quyết định học cách khoan dung cho tất cả những người xung quanh.

Tiếp tục đi, vị hoàng tử gặp lại cánh cửa thứ nhất, trên đó viết: “Tiếp nhận cả thế giới”.

Cũng phải đến lúc này, ông mới hiểu ra tại sao kế hoạch thay đổi thế giới của mình liên tục thất bại.

Bởi lẽ vị hoàng tử đã từ chối chấp nhận một hiện thực rằng có rất nhiều việc con người lực bất tòng tâm, ông luôn khống chế người khác mà quên mất rằng bản thân có thể làm được nhiều việc tốt hơn thế.

Và thế là, vị hoàng tử bắt đầu học cách nhìn thế giới, tiếp nhận thế giới với một trái tim bao dung.

Đến lúc này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đợi sẵn ở đó, ông nói với vị hoàng tử: “Ta nghĩ bây giờ con đã hiểu được thế nào là hài hòa và bình tĩnh”.

Cảm ngộ

Con người sống trên đời, cần tự nhận thức được ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, đồng thời cần phải không ngừng hoàn thiện mình, tu dưỡng để trở thành một người bao dung, cao thượng, có tấm lòng rộng mở với những người xung quanh.

Mỗi người cũng cần biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để suy nghĩ, như thế, mọi mối quan hệ sẽ trở nên hài hòa, tốt đẹp. Khi đó, ta mới có thể chung sống hòa thuận với thế giới bên ngoài, nhẹ nhõm từ trong tâm, từ hơi thở, cuộc đời mới trở nên ý nghĩa.

Sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?