Ngày 17/10 là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Triệu Tử Dương. Chia sẻ với VOA, Lý Nam Ương, con gái cựu Thư ký của Mao Trạch Đông cho rằng, ĐCSTQ đến nay vẫn không dám trả lại danh dự cho Triệu Tử Dương bởi lo sợ sẽ tự hủy chính mình.
Lý Nam Ương, con gái cựu Thư ký của Mao Trạch Đông – Lý Duệ và là nhà nghiên cứu tại Viện Hoover của Đại học Stanford, đã nhận định với VOA (Voice of America) rằng, lãnh đạo Trung Quốc không muốn sửa lại án sai cho ông Triệu Tử Dương, nói lên rằng bọn họ không tự tin và không có sức mạnh để chấp chính.
“Họ nghĩ rằng đánh giá tích cực đối với Triệu Tử Dương xong rồi thì chính họ cũng sẽ kết thúc. Trên thực tế là không muốn nhận sai đối với sự kiện Thiên An Môn”.
“Bởi vì Triệu Tử Dương phản đối cuộc tàn sát Thiên An Môn, nếu đánh giá tích cực đối với Triệu Tử Dương, cũng chính là phải đổi cách ĐCSTQ dùng báng súng để đối xử với những người dân bất đồng ý kiến, như vậy là có tính chất phá hủy”.
Lý Nam Ương nói rằng, từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào rồi mãi đến Tập Cận Bình, vì sao từ đầu đến cuối vẫn không muốn đánh giá lịch sử chính diện cho Triệu Tử Dương? Cũng là bởi vì Triệu Tử Dương từ bỏ báng súng và ngòi bút của Đảng Cộng sản.
Triệu Tử Dương chủ trương khi nhân dân bất đồng ý kiến với Đảng, cần phải dùng cơ chế đối thoại để đàm phán với người dân; khi dân chúng bất đồng ý kiến, phải cho họ không gian tự do để bày tỏ quan điểm của mình.
Lý Nam Ương nói rằng: “Triệu Tử Dương xuất thân từ gia đình địa chủ, nhưng trong những năm cuối đời lại tự gọi mình là nông dân; đây là sự đoạn tuyệt triệt để với nguyên lý Đảng Cộng sản”.
Thư Bảo Đồng – cựu Bí thư Chính trị của Triệu Tử Dương, vì bị lãnh đạo Bắc Kinh cảnh báo không được tham gia chương trình của VOA, nên Lý Nam Ương thay mặt Thư Bảo Đồng đọc một bài viết.
Bảo Đồng nói, suy nghĩ lại chuyện của Hồ Diệu Bang là sửa lại án sai, nhưng suy nghĩ lại chuyện của Triệu Tử Dương thì sẽ là hủy bỏ triệt để. Thời kỳ đầu Cách mạng Văn hóa, khi Triệu Tử Dương ở Quảng Đông, bị dân chúng đấu tố kịch liệt, Triệu Tử Dương liền nghĩ, vì sao bè cánh tạo phản lại đánh tôi như thế? Sau này ông Triệu nói với mọi người: “Vì trong quá khứ, ĐCSTQ chúng ta đấu tố mọi người đến tơi tả, nên hôm nay mọi người phải đấu tố lại chúng ta”.
Thư Bảo Đồng bày tỏ: “Điều này liên quan đến gốc rễ của vấn đề, Triệu Tử Dương từng nói rằng ‘Lý luận nền tảng của ĐCSTQ có vấn đề, triết lý đấu tranh của Đảng là sai lầm’. Ông ấy nhìn thấy được từ gốc rễ rằng, con đường, phương pháp làm việc trước sau như một của Đảng là không bình thường, là sai lầm”.
Rất nhiều người bị hại có án sai trong cuộc Cách mạng Văn hóa, rất nhiều cán bộ kỳ cựu đều cho rằng, phe tạo phản là người chế tạo nên những án giả án sai, bọn họ bị phe tạo phản bức hại. Cứ như vậy, tội ác của Cách mạng Văn hóa là tội ác của phe tạo phản.
Nhưng Triệu Tử Dương nói: “Không, phe tạo phản của các cán bộ cũ cũng là người bị hại, nhân dân cả nước cũng đều là người bị hại. Mọi người đều trở nên không còn nhân tính, đều thú tính, như vậy còn không phải là người bị hại sao? Cuối cùng vợ của Mao Trạch Đông cũng trở thành người bị hại, trở thành phần tử phản cách mạng.
Cuối cùng, bản thân bọn họ cũng là người bị hại. Sao họ lại là những người bị hại? Vì bọn họ trở thành người nhà phản cách mạng. Toàn bộ người Trung Quốc, lúc đó là 1 tỷ người, bao gồm cả Mao Trạch Đông, đều là người bị hại, đều là người bị hại của lý luận Đảng. Phe tạo phản của Cách mạng Văn hóa làm phản căn cứ theo lý luận Đảng. Cho nên muốn giải quyết gốc rễ vấn đề, cần phải giải quyết từ gốc rễ của lý luận Đảng”.
Thư Bảo Đồng cho rằng, những lời nói này của Triệu Tử Dương cho thấy, “Sau Cách mạng Văn hóa ông ấy đã lĩnh hội ra, tìm được nguồn gốc sai lầm của ĐCSTQ”.
Ghi chú: Ông Triệu Tử Dương sinh năm 1919 tại Hà Nam, năm 1980 đảm nhậm chức Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, năm 1987, đảm nhậm chức Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ, là lãnh đạo thế hệ thứ 2 của ĐCSTQ.
Ông chủ đạo cải cách kinh tế và chính trị Trung Quốc trong những năm 1980, từng được coi là nhân vật có công lao thúc đẩy Trung Quốc cải cách. Trong phong trào sinh viên năm 1989, do phản đối dùng vũ lực trấn áp sinh viên nên ông đã bị cách mọi chức vụ, sau đó bị giam lỏng tại nhà, cho đến ngày 17/1/2005 thì qua đời.
Nhật Hạ (Theo Secretchina)