Những người dân bị đối xử bất công đến khiếu nại ở thủ đô Bắc Kinh cảnh báo rằng, văn phòng xử lý khiếu nại của công chúng và các văn phòng chính phủ tương tự khác của chính quyền Trung Quốc sẽ đuổi họ ra khỏi thủ đô trước ngày 1/10, ngày kỷ niệm hàng năm của ĐCSTQ.
Dân oan đến Bắc Kinh với hy vọng khiếu nại vụ việc của họ lên chính quyền. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian diễn ra các cuộc họp quan trọng của Đảng hoặc các ngày lễ kỷ niệm chính trị, chính quyền thường đàn áp những bất đồng chính kiến.
Một số người khiếu nại gần đây đã nói trên mạng xã hội rằng họ sẽ không được phép ở lại thủ đô trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần.
Vào khoảng 2 giờ sáng ngày 18/9, Huang Ling đã đi từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đến văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) ở Bắc Kinh và nộp đơn khiếu nại. CCDI là cơ quan giám sát chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc.
Khi cô đến, một hàng dài người đang chờ đợi đã khiến cô thất vọng. Cô biết rằng mình sẽ không thể đăng ký được trong ngày.
Cô nghe nói rằng chính quyền sẽ loại bỏ tất cả những người thỉnh nguyện trước ngày 1/10. Ngày hôm trước, một số người xếp hàng chờ nộp đơn khiếu nại đã bị cảnh sát nhồi vào 3 chiếc xe buýt và đưa đi, Huang nói. “Một nữ dân oan ra khỏi tòa nhà từ sớm hơn cô đã bị tống vào một chiếc xe từ tỉnh Cát Lâm. Tất cả cảnh sát và nhân viên an ninh đã đẩy cô vào xe – không có cách nào để trốn thoát. Đó là lệnh từ tổ chức (bên trên),” Huang nói.
Trên mạng xã hội, Huang cảnh báo những người khiếu kiện: “Hãy tránh việc đi đến đây, các bạn của tôi. Sẽ rất tệ nếu bạn bị bắt trên đường tới đây. Hãy đến ít nhất sau ngày 1/10. Cảnh sát Bắc Kinh có thể tìm thấy bạn bất cứ lúc nào, vì mã sức khỏe của bạn đã được quét.” Cô đang đề cập đến ứng dụng theo dõi sức khỏe chỉ định, mỗi người có một mã xác định nguy cơ mắc COVID-19. Các mã này thường được quét tại các điểm kiểm tra an ninh và tại các tuyến giao thông chính.
Huang đã có 10 năm kêu oan ở Bắc Kinh. Cô cáo buộc rằng cô đã bị loại khỏi vị trí nhân viên cai ngục ở Vũ Hán một cách bất công.
Vào ngày 20/9, Zheng Meicui, đến từ quận Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải, đã bị cảnh sát ngăn chặn nộp đơn khiếu nại. Cô bị đưa trở lại Thượng Hải và bị giam giữ vì tội “gây gổ và kích động gây rối”.
Zheng cáo buộc công ty của cô đã bị chiếm giữ trái phép để tái kiến thiết, khiến cô thiệt hại hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,47 triệu USD).
Vào ngày 23/5, trong kỳ họp “Lưỡng Hội” thường niên của cơ quan lập pháp bù nhìn của ĐCSTQ và cơ quan cố vấn của cơ quan này để ban hành các chính sách và chương trình nghị sự – Zheng, vì tuyệt vọng, đã định uống thuốc trừ sâu tự tử gần Trung Nam Hải, trụ sở của ĐCSTQ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên cô đã bị cảnh sát địa phương ngăn lại. Sau đó, cô bị giam giữ 30 ngày và cuối cùng được tại ngoại.
Sun Hongqin, cũng từ Thượng Hải, nói với Epoch Times: “Zheng không làm gì sai. Cô ấy chỉ nộp đơn khiếu nại của mình theo đúng tiền lệ. Chính phủ giam giữ dân oan hoặc tống họ vào tù vì ĐCSTQ chỉ muốn đàn áp và trả thù họ.”
Nguồn gốc thỉnh nguyện của chính quyền có thể bắt nguồn từ năm 1949, ngay sau khi ĐCSTQ giành chiến thắng trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng và nắm quyền kiểm soát Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến năm 1980, nó mời chính thức ra đời. Bắc Kinh đã thành lập Cục Thư tín và Điện đàm để lắng nghe những lời khiếu nại từ các cá nhân bị ngược đã. Văn phòng sau đó được đổi tên thành Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Đề xuất Công cộng Quốc gia.
Ma Yanhong, cựu dân oan từ tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, nói với Epoch Times rằng bà hy vọng “Đảng sẽ rời bỏ quyền lực… để tất cả những đau khổ mà chúng ta – thế hệ này – đã trải qua sẽ không được truyền sang cho con cháu của chúng ta”. Ma, người đã trốn khỏi Trung Quốc, cáo buộc chính quyền đã chiếm giữ trang trại gà của bà một cách phi pháp.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)