Tinh Hoa

ĐCSTQ chấm điểm công, người TQ than thở “…đã trở về thời kỳ Cách mạng Văn hóa rồi”

Giữa bối cảnh lương thực Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã áp dụng “Công điểm bảo” (chấm điểm công) tại quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu. Sau động thái của ĐCSTQ, người dân than thở rằng: “…đã trở về thời kỳ Cách mạng Văn hóa rồi”, “thật sự là cực độ bi ai”.

Một người nông dân thu hoạch vụ mùa ở làng Cảng Trung thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: TTVN)

Theo nhật báo Hàng Châu, vào sáng ngày 9/8, làng Phật Sơn và làng Đại Thạch, thị trấn Đới Thôn, huyện Tiêu Sơn, đã tổ chức một cuộc họp vận động để ra mắt “Đới Thôn Công điểm bảo”

“Điểm công việc” là đơn vị dùng để tính khối lượng công việc và tiền công lao động của các thành viên trong xã hội trước đây. Cái gọi là “Công điểm bảo” là một chương trình nhỏ trong WeChat. Người dùng WeChat đã đăng ký đều có thể kiếm điểm công việc và tăng giá trị tín dụng bằng cách tham gia vào các công việc được công bố bởi làng, thị trấn. Điểm công việc có thể được quy đổi thành tiền mặt và sử dụng trong làng. Tham gia càng nhiều, quyền lợi càng cao. Các hoạt động trong đó bao gồm: Lớp học sơ cấp, dịch vụ tình nguyện, lao động sản xuất, công ích… 

Vào ngày 11, một cư dân mạng viết trên Twitter rằng: “Sau hợp tác xã, việc chấm điểm công cũng đã hoạt động trở lại. Theo như giới thiệu, đây là một công cụ khác để kiểm soát người dân. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ hôm nay đã đưa ra chỉ thị của ông Tập, nói rằng không được lãng phí thực phẩm, vì lẽ đó mà đem thời kỳ tem phiếu thực phẩm quay trở lại sao?” 

Anh Ngụy, công dân ở Hàng Châu cũng cho biết: Nền kinh tế hiện đang suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Những công nhân di cư làm việc ở các thành phố đang trở về nông thôn, nhưng chính quyền lại làm ra cái gì gọi là công điểm, kỳ thực tác dụng chính vẫn là tăng cường kiểm soát. Công điểm lại liên quan tới uy tín của một người, có thể nói, đã trở về thời kỳ Cách mạng Văn hóa rồi”.

Những người khác thì bình luận: 

“Tiếp tục đi ngược”; 

“Cách mạng văn hóa trùng tu”; 

“Những thứ của thập niên 1960 – 1970 đều từng bước quay trở lại. Thật sự là cực độ bi ai”.

Nông dân Trung Quốc trên đồng ruộng. (Ảnh: Getty Images )

Vào ngày 23/7, khi phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước ở Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã yêu cầu chính quyền các cấp cần phải “thắt lưng buộc bụng” sau khi thông báo rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang suy thoái.

Ông Tập Cận Bình cũng đã ban hành chỉ thị về việc lãng phí thực phẩm thông qua Tân Hoa Xã vào ngày 11/8, trong đó ông Tập nói, “tình trạng lãng phí thực phẩm đang gây sốc và đáng lo ngại [ở Trung Quốc].” Đây là lần thứ hai trong những tuần gần đây, Chủ tịch Trung Quốc bình luận về vấn đề lương thực của đất nước.

Theo số liệu từ Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày 5/8, lúa mì thu mua được ở các vùng sản xuất chính là 42,857 triệu tấn, giảm so với cùng kỳ 9,383 triệu tấn. 

Lương Phong (t/h)