Tinh Hoa

Đảo Giáng sinh đỏ rực bởi hàng triệu con cua đỏ

Mỗi năm một lần, cứ đến mùa giao phối, hàng triệu những con cua non lại ra đời trên các bãi biển đảo Giáng sinh. Những con cua này đến từ đại dương và sau đó tiến vào rừng rậm nơi những con cua trưởng thành sinh sống. Chính cuộc diễu hành thú vị này đã tạo nên một vùng biển có màu đỏ thẫm tuyệt đẹp. 

Cảnh tượng này tuyệt vời đến nỗi đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch. Đàn cua bò khắp bãi biển như dòng thủy triều dày đến mức có thể nhìn thấy từ Google Earth.

Mùa giao phối hàng năm của loài cua đã thu hút khách du lịch đến đảo Giáng sinh

(Ảnh qua giacmouc)

Những con cua này có thể được nhìn thấy từ Google Earth!

(Ảnh: Blue Crust Productions)

Mùa mưa ở đảo Giáng sinh bắt đầu vào tháng 10 hoặc tháng 11. Trong thời gian này, những con cua trưởng thành ra khỏi nơi ẩn nấp trong rừng và đi về bãi biển

(Ảnh: K_ab Instagram)

Tại đây, những con cua thực hiện giao phối – những con cua đực đào hang trên cát, giao phối với cua cái, và sau đó diễu hành trở lại rừng rậm

(Ảnh: Maphappy / Instagram)

Những con cua cái ở lại trong hang với trứng của chúng. Chúng đặt trứng dưới biển sau hai đến ba tuần rồi về rừng rậm

(Ảnh: Faulkner Photography/FB)

Trứng sẽ nở thành ấu trùng ở dưới biển. Sau vài tuần, hàng triệu con cua con còn sống sót sẽ bắt đầu hành trình tiến vào rừng rậm để gặp những con cua trưởng thành

(Ảnh: Blue Crust Productions)

Các bãi biển phải đóng cửa vì có quá nhiều cua xâm chiếm khắp các bãi biển

(Ảnh: Christmasisland/Instagram)

Chúng đã làm cho những tảng đá chuyển sang màu cam

(Ảnh: Blue Crust Productions)

Chúng có thể trèo lên những tảng đá để đến khu rừng rậm phía trên

(Ảnh: Blue Crust Productions)

Con cua xanh đơn độc này hoàn toàn không có chỗ đứng trong biển cua màu đỏ thẫm này

(Ảnh: Melissa Wynn)

Chúng giống những con kiến đỏ chồng chất lên nhau

(Ảnh: Melissa Wynn)

Một số con cua cố gắng tìm một con đường nhanh hơn để đến rừng rậm

(Ảnh: Extra Divers Chritmas island/ daveskidive)

Nó cũng không cắn tí nào!

(Ảnh: FB)

Dân đảo đã chặn các con đường để bảo vệ đàn cua con băng qua

(Ảnh: FB)

Biển báo giao thông cũng cảnh báo tài xế giảm tốc độ trong các khu vực có cua di chuyển

(Ảnh: AAPIMAGE)

Cua con rất nhỏ, hàng trăm con có thể nằm gọn trong bàn tay mà không hề cắn

(Ảnh: Extra Divers Chritmas island/ daveskidive)

Anh Thư (Theo Elite Readers)